Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ biếng ăn, ăn ngậm cả tiếng đồng hồ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh. Đôi khi các mẹ nổi cáu, stress vì không biết làm cách nào để giúp con ăn ngon, không còn ăn ngậm.
Biếng ăn ở trẻ khá nghiêm trọng nhiều khả năng sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt các vi chất như khô mắt nên cha mẹ hãy nắm những cách chăm sóc trẻ biếng ăn ở bài viết sau.
Tình trạng biếng ăn thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Biểu hiện của biếng ăn rất đa dạng, vì thế người lớn cần chú ý các biểu hiện bất thường của trẻ để phát hiện sớm chứng biếng ăn ở trẻ.
Trẻ 6 tháng biếng ăn thường bú ít, không hào hứng với đồ ăn dặm. Các bé lớn hơn thường ăn chậm hoặc rất chậm (bữa ăn có thể kéo dài 30 phút - 2 tiếng), trẻ ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt, không có cảm giác đói bụng nên không đòi ăn, giả vờ đau bụng khi đến bữa ăn,...
Khi trẻ có thói quen biếng ăn lâu dần con sẽ thiếu năng lượng, thiếu chất dinh dưỡng, từ đó sẽ chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao và còi xương, suy dinh dưỡng và thậm chí là kém phát triển về trí não.
Đồng thời, trẻ thường bị suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống đỡ trước các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,... và tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như cảm cúm, tiêu chảy, viêm đường hô hấp,... Khi bị ốm, bé càng biếng ăn và càng bị suy giảm sức đề kháng.
Trẻ bị thiếu dinh dưỡng và ốm yếu sẽ bị rối loạn nhận thức và cảm xúc, ảnh hưởng tới khả năng nhận thức, học tập trước mắt và có thể kéo dài tới 5 năm sau.
Không tăng cường thêm số bữa ăn cho trẻ mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn. Nấu loãng hơn bình thường (cho ít chất đạm, dầu mỡ hơn bình thường) khiến cho trẻ đã ăn ít hơn về lượng lại càng bị thiệt thòi về chất.
Không thêm hoặc bổ sung quá ít dầu mỡ vào bát bột, cháo của con nên gây thiếu năng lượng khẩu phần cho trẻ.
Không cho trẻ ăn cá tôm cua vì sợ trẻ bị tiêu chảy, hoặc khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy: Chỉ trong những trường hợp cá tôm cua là nguyên nhân gây tiêu chảy như một biểu hiện của bệnh dị ứng ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh (tỷ lệ rất thấp).
Cho trẻ ăn các thực phẩm không nên dùng là: Những thực phẩm nguyên hạt, khó tiêu, thấp năng lượng mà chiếm dung lượng lớn như miến, khoai.. Trẻ không táo bón nhưng vẫn trộn quá nhiều đậu xanh, sen, ý dĩ...trong bột xay của trẻ, hoặc cho quá nhiều rau xanh trong bữa bột/cháo gây thấp năng lượng khẩu phần.
Thanh Hoa
Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.