Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những lưu ý trước khi tiêm phòng sởi quai bị rubella

Ngày 15/05/2018
Kích thước chữ

Trước khi thực hiện tiêm phòng sởi quai bị rubella, cần lưu ý khai báo thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe, cũng như ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ trước ngày tiêm chủng.

Trước khi thực hiện tiêm phòng sởi quai bị rubella, cần lưu ý khai báo thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe, cũng như ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ trước ngày tiêm chủng.

Sởi, quai bị và rubella là những bệnh lây nhiễm rất nhanh chóng và dễ dàng, có nguy cơ trở thành dịch, đe dọa rất lớn đến sức khỏe chung của cộng đồng. Cho đến ngày nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho cả sởi, quai bị và rubella, nên cách phòng tránh bệnh sởi duy nhất là tiêm vaccine. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin cần thiết trước khi thực hiện tiêm phòng bệnh, nhằm để đảm bảo vaccine phát huy tác dụng tối ưu nhất.

Những lưu ý trước khi tiêm phòng sởi quai bị rubella 1Trước khi tiêm phòng, người tiêm cần lưu ý, tiềm hiểu những thông tin cần thiết.

Cần khám sàn lọc trước khi tiêm phòng sởi quai bị rubella

Việc khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là điều rất cần thiết, nhằm phát hiện những bất thường trong cơ thể, để quyết định người đó có nên tiêm chủng hay tạm hoãn trong một thời gian. Vì vậy, bố mẹ của trẻ hay những người đi tiêm chủng và bác sĩ cần phải hợp tác với nhau để đảm bảo việc tiêm chủng được diễn ra đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn. Kết quả khám sàng lọc trước tiêm chủng sẽ được căn cứ trên những thông tin mà người nhà hay người đi tiêm đã cung cấp và những dữ liệu bác sĩ có được sau khi thăm khám.

Những lưu ý trước khi tiêm phòng sởi quai bị rubella 2Trẻ em trước khi tiêm phòng cần được khám sàn lọc thật kĩ lưỡng để tránh sai sót đáng tiếc.

Trước khi tiêm chủng sởi ở trẻ em, bố mẹ cần thông báo đầy đủ với bác sĩ những thông tin chi tiết về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, các phản ứng với dược liệu của con mình. Chẳng hạn, người nhà nên nêu rõ số cân nặng của trẻ, việc ăn uống nghỉ ngơi của bé có diễn ra bình thường không, trẻ có đang mắc chứng bệnh nào khác hay trẻ đã có tiền sử dị ứng với các loại thuốc nào.

Còn với người lớn, khi đi tiêm chủng cũng cần thông báo cho bác sĩ về các vấn đề sức khỏe của mình bao gồm các bệnh đã mắc, những loại thuốc – liệu pháp điều trị đã và đang dùng, loại vaccine đã tiêm gần đây (trong vòng 1 tháng) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm phòng trước đó hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp.

Ngoài ra phụ nữ cũng cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có mang thai hay không, hoặc thời gian dự định có thai, để đảm bảo vaccine không ảnh hưởng đến thai kì của người mẹ.

Những điều nên làm trước khi đi tiêm phòng

Những lưu ý trước khi tiêm phòng sởi quai bị rubella 3Tham khảo ý kiến bác sĩ về những điều cần lưu ý trước và sau khi tiêm.

Để chuẩn bị một sức khỏe tốt nhất trước khi tiêm chủng, bạn cần ăn uống đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc trước ngày thực hiện tiêm phòng. Nên ăn các loại thức ăn có tính mát, ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước đặc biệt nên uống các loại nước ép trái cây nguyên chất để cơ thể không bị thiếu hụt năng lượng.

Nên hỏi thăm các cán bộ y tế về chi tiết loại vaccine được tiêm lần này, các phản ứng có thể xảy ra và cách chăm sóc sau khi tiêm. Khi đến cơ sở tiêm chủng, cần mang đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng trước đó và thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang sử dụng, để bác sĩ theo dõi và phối hợp để đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn. Gia đình có trẻ nhỏ nên tuân thủ theo lịch tiêm chủng ở từng độ tuổi đã được Bộ Y tế khuyến cáo, việc tiêm phòng đúng thời điểm sẽ tạo kháng thể hiệu quả cho trẻ, tránh trường hợp mắc bệnh có thể xảy ra nếu chưa kịp tiêm chủng.

Bảo Hân

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin