Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những người có nguy cơ mắc bệnh tiền đình và cách phòng ngừa 

Ngày 26/10/2020
Kích thước chữ

Thông thường bệnh tiền đình xuất hiện ở những người cao tuổi, người bị thiếu máu, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc những nhiều thường xuyên lo âu, căng thẳng đầu óc. Vì thế chúng ta nên áp dụng những phương pháp nghỉ ngơi và sinh hoạt đúng cách để phòng tránh căn bệnh này.

Những triệu chứng đầu tiên của bệnh rối loạn tiền đình như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt nếu như được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ mau thuyên giảm. Vì thế chúng ta cần áp dụng những phương pháp phòng tránh để tránh tình trạng này kéo dài trong thời gian dài sẽ dẫn đến biến chứng xơ vữa động mạch, thiếu máu, suy tim… gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những người có nguy cơ mắc bệnh tiền đình 

Những người bị bệnh thiếu máu não: Thường hay nhức đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, đây là một trong những biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình, nếu không được chẩn đoán sớm thì sẽ dẫn đến di chứng nguy hiểm.

Những người có nguy cơ mắc bệnh tiền đình và cách phòng ngừa 1Những người già có nguy cơ cao mắc bệnh tiền đình 

Những người có độ tuổi trên 50 bị xơ vữa động mạch: Cũng có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tiền đình cùng những căn bệnh khác như cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu với những biểu hiện như rối loạn thị giác, thính giác, những cơn chóng mặt đột ngột thoáng qua, sau đó xảy ra thường xuyên hơn.

Những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh: sự thiếu hụt các hormon trong cơ thể khiến tâm trạng thay đổi, trí óc căng thẳng, thường có cảm giác ngột ngạt khó thở, rối loạn nhịp tim, mất tập trung và suy giảm trí nhớ. Đây cũng là những nguyên nhân khiến cho bệnh diễn biến thành rối loạn tiền đình.

Những người có nguy cơ mắc bệnh tiền đình và cách phòng ngừa 2Sự thiếu hụt các hormon trong cơ thể ở phụ nữ tiền mãn kinh khiến trí óc căng thẳng gây bệnh tiền đình

Những người làm công việc trí óc căng thẳng: Thường xuyên chịu áp lực công việc lớn, làm việc trong văn phòng ít vận động và tiếp xúc thường xuyên với máy tính cũng dễ mắc bệnh đau nhức xương khớp và có nguy cơ gây ra các vấn đề về tim mạch. Sự căng thẳng kéo dài cũng khiến ta cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, tâm trạng cáu gắt... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng giao tiếp đối với những người đồng nghiệp xung quanh. 

Những người có nguy cơ mắc bệnh tiền đình và cách phòng ngừa 3Sự căng thẳng kéo dài cũng khiến ta cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt

Người sử dụng nhiều bia, rượu quá liều: Người sử dụng nhiều bia, rượu nhiều có thể gây choáng váng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khó chịu. Đồng thời nồng độ cồn cao tích lũy trong thời gian dài sẽ làm tăng cholesterol trong máu từ đó hình thành các mảng bám xơ vữa động mạch, gây ức chế hệ thần kinh, dần dần khiến cho hệ thần kinh suy yếu và không kiểm soát được hành vi. Không chỉ vậy uống nhiều rượu bia và các chất kích thích còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể gây suy tim, suy thận, suy gan, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản,…

Những bệnh nhân đã mang trong mình căn bệnh liên quan đến thần kinh: Như viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, viêm tai giữa, mắt, tâm thần… thì cũng dễ mắc bệnh rối loạn tiền tình. Não bị ảnh hưởng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan thần kinh trung ương, cơ quan tiền đình bị ảnh hưởng gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và có thể rơi vào trạng thái mất ý thức hoặc ngất.

Những biện pháp đơn giản phòng ngừa bệnh tiền đình 

Rối loạn tiền đình lành tính do tư thế (BPPV)

Tiền đình là một bộ phận nằm sâu trong tai, có chức năng giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi cơ thể thực hiện những động tác như di chuyển, cúi, xoay... không đúng cách làm các tinh thể tiền đình rời khỏi vị trí ban đầu của chúng khiến bạn cảm thấy mất thăng bằng kèm theo cảm giác buồn nôn, mắt mờ - đây là chứng Rối loạn tiền đình lành tính do tư thế (BPPV). Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ để họ hướng dẫn bạn chuyển động đầu đúng cách, để các nhóm thần kinh cao cấp hơn đưa đúng tín hiệu cho não bộ giúp bạn mau khỏi bệnh.

Rối loạn tiền đình do bệnh lý

Bệnh cần được điều trị trong thời gian dài cả về thể chất lẫn tinh thần như:

Ăn uống đủ chất và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho hệ thần kinh hoạt động hiệu quả. Người rối loạn nên kiêng 1 số thức ăn có chứa nhiều chất béo và các loại thuốc kháng sinh.

Massage nhẹ nhàng vùng trán, 10 - 20 phút mỗi ngày kết hợp với việc ấn vào các huyệt ấn đường giữa 2 lông mày để giúp giãn cơ và giảm đau đầu, chóng mặt. Nên thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng để thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng.

Khi xuất hiện những triệu chứng nhẹ của bệnh như hoa mắt, chóng mặt thì hãy chú ý hoạt động vùng đầu cổ cẩn thận, tránh những tư thế rung lắc mạnh mà nên nghỉ ngơi ngay hoặc nằm nghỉ để ổn định vùng tiền đình.

Giữ tinh thần sảng khoái vui tươi, tâm lý nhẹ nhàng thư giãn bằng cách thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tuy nhiên không nên chọn các bộ môn quá sức mà hãy tập nhẹ nhàng 30-45p mỗi ngày bằng cách chạy bộ, yoga, bơi lội...

Đọc sách hoặc tìm tới những thú vui khiến cho bạn cảm thấy thoải mái, quên đi những căng thẳng lo âu sợ hãi... sẽ giúp cơn rối loạn tiền đình ít xuất hiện hơn.

Nếu như những triệu chứng rối loạn tiền đình vẫn kéo dài hay lặp lại nhiều lần thì bạn hãy đến thăm khám ở những chuyên khoa Nội thần kinh để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin