Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những người khỏe mạnh có thể tham gia hiến máu 8 - 12 tuần mỗi lần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không nên hiến máu để đảm bảo chất lượng máu cũng như sức khỏe người hiến. Vậy những người không nên hiến máu là ai?
Theo thống kê, nước ta cần khoảng 1.800.000 đơn vị máu mỗi năm cho việc điều trị. Bởi vậy, hiến máu là hoạt động cần thiết và mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp mà nhiều người muốn tham gia. Tuy là hoạt động tình nguyện và hiến máu cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng có những người không nên hiến máu. Vậy những ai không đủ điều kiện hiến máu?
Trong Thông tư 26/2013/TT-BYT có những điều quy định rõ về đối tượng đủ điều kiện hiến máu, người phải trì hoãn hiến máu và người không được hiến máu. Theo đó, có những người không nên hiến máu là những người không thỏa mãn các tiêu chuẩn được chấp thuận hiến máu.
Theo Điều 5 Thông tư này, đối tượng cần trì hoãn việc tham gia hiến máu gồm có:
Đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng:
Đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 6 tháng:
Đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 4 tuần:
Những người không nên hiến máu trong 4 tuần sau khi khỏi các bệnh:
Đối tượng phải trì hoãn hiến máu trong 7 ngày:
Những người đang làm một số nghề nghiệp đặc thù dưới đây cũng là những người không nên hiến máu, chỉ nên hiến máu vào ngày nghỉ hoặc được nghỉ làm sau khi hiến máu tối thiểu 12 giờ:
Hiến máu có tốt không? Câu trả lời là có. Nhưng cũng có những người không thể thực hiện việc này. Ngoài những người không nên hiến máu như trên, có cả những trường hợp không được hiến máu được quy định rõ ràng như:
Nguồn máu được huy động qua các hoạt động hiến máu rất quý hiếm. Theo thống kê ở nước ta, nguồn máu mới chỉ đáp ứng được khoảng 54% nhu cầu máu cho việc điều trị bệnh, cấp cứu, tai nạn... Tuy nhiên, chất lượng máu và độ an toàn cho người hiến máu luôn phải là tiêu chí cần đặt lên hàng đầu.
Vì vậy, mỗi chúng ta nên biết những người không nên hiến máu và không được hiến máu để tránh làm mất thời gian cho bản thân và cho những người tổ chức thực hiện hoạt động hiến máu. Nếu biết trước nguồn máu của mình không đảm bảo chất lượng, hãy chủ động tạm hoãn hiến máu theo thời gian quy định. Nếu biết có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi hiến máu do công việc đặc thù, bạn cũng không nên tham gia hiến máu để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Ngoài ra, trì hoãn hiến máu và không hiến máu nếu không đủ điều kiện là cách tốt nhất để bạn góp phần đảm bảo chất lượng nguồn máu. Một số chất trong máu người cho sau khi được truyền vào cơ thể người nhận có thể gây những biến chứng nguy hiểm như dị tật thai nhi, bệnh về hệ thần kinh...
Hiến máu không chỉ là một nghĩa cử giàu tính nhân văn mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp đào thải sắt, kích thích khả năng tạo máu của cơ thể, giúp tâm trí an yên… Tuy nhiên, vì nhiều lý do sẽ có những người không nên hiến máu. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn thêm thông tin trước khi đăng ký hiến máu.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.