Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dù đã thử nhiều cách nhưng tóc vẫn bị chẻ ngọn mãi không hết? Cùng tìm hiểu những thói quen khiến tóc bị chẻ ngọn mà bạn thường ít chú ý.
Khi một sợi tóc chẻ ngọn, sẽ rất nhanh chóng những sợi tóc khác cũng chẻ ngọn theo. Tóc chẻ ngọn làm bạn mất đi tự tin vì trông chúng lúc nào cũng xơ rối, cứng đờ và thiếu sức sống. Tuy nhiên, tóc chẻ ngọn hoàn toàn có thể khắc phục. Chỉ cần chú ý thay đổi những thói quen không tốt cho tóc thì bạn sẽ nhanh chóng lấy lại được mái tóc mượt mà như mong đợi.
Mặc dù buộc tóc giúp tóc gọn gàng hơn nhưng nếu ngày nào cũng buộc tóc lên ở cùng một vị trí sẽ khiến tóc chịu nhiều áp lực. Theo thời gian, lực kéo căng do việc buộc tóc có thể khiến tóc yếu và bị gãy, đặc biệt là khi bạn buộc tóc lúc tóc đang ướt hoặc khi tắm nước nóng. Vì vậy, thỉnh thoảng bạn nên xõa tóc hoặc đổi vị trí buộc tóc để tóc không phải chịu nhiều áp lực.
Nhiều người có thói quen gội đầu hằng ngày để tóc luôn sạch nhưng việc này vô tình đã làm mất lớp dầu tự nhiên trên da đầu - một thành phần giúp nuôi dưỡng tóc mềm mượt, khiến tóc bị khô xơ. Và một khi tóc đã bị khô thì tình trạng tóc chẻ ngọn cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Bạn chỉ cần gội đầu cách ngày là đã đảm bảo tóc luôn sạch và mềm mượt. Dùng dầu gội hay các sản phẩm làm sạch tóc thường xuyên thực tế làm hại tóc nhiều hơn dưỡng tóc.
Dù việc dùng khăn lau tóc không trực tiếp gây tình trạng tóc chẻ ngọn nhưng nếu bạn dùng khăn chà xát với lực mạnh lên tóc sẽ khiến tóc bị rối và khi bạn gỡ rối tóc thì cũng sẽ làm tóc bị chẻ ngọn. Thay vì dùng khăn lau, bạn có thể dùng khăn quấn quanh tóc để khăn thấm hết nước trong tóc là được.
Khi tóc đang ướt, chân tóc rất yếu nên rất dễ bị đứt gãy. Vì vậy nên chải tóc khi tóc còn ướt sẽ khiến tóc bị hư tổn. Bên cạnh đó, độ đàn hồi khi tóc ướt cũng bị thay đổi, tóc sẽ bị rối và kéo dãn ra nhiều hơn nếu bạn chải tóc. Bạn nên sử dụng một chiếc lược răng thưa để chải tóc từ trước khi xả tóc, để tóc không bị rối và tránh tình trạng tóc chẻ ngọn. Bạn cũng có thể sử dụng các loại sản phẩm xịt tóc chống rối hoặc sử dụng các loại lược nilon có lông mềm để chải nhẹ nhàng lên tóc.
Khi chải đầu, nếu bạn bắt đầu chải từ chân tóc và hướng dần xuống dưới cũng sẽ khiến tóc rối nhiều hơn. Chải từ chân tóc không thể gỡ rối mà chỉ khiến búi rối di chuyển từ chân tóc xuống ngọn tóc và rối nhiều hơn. Cách chải đầu đúng là bắt đầu từ ngọn tóc, sau đó chải dần lên trên phía chân tóc.
Khi tóc ướt, nhiều người có thói quen dùng máy sấy tóc để làm tóc nhanh khô. Nhưng hơi nóng từ máy sấy dễ làm tóc bị hư tổn, nghiêm trọng hơn khi bạn để máy sấy quá gần tóc. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên tận dụng phụ kiện đi kèm với máy sấy, phần đầu nhựa dùng để lắp vào đầu máy. Nó không chỉ giúp điều chỉnh hướng sấy mà còn giữ khoảng cách giữa tóc với máy sấy, giúp tóc không bị cuốn vào trong máy.
Những loại máy móc bạn đang sử dụng đều có hạn kỳ của nó. Khi vượt quá thời gian này thì chiếc máy sẽ giảm năng suất và đồng thời có những tính năng không theo ý muốn của chúng ta nữa. Với máy sấy tóc, nếu bạn sử dụng từ 6 - 10 năm thì mặc dù máy vẫn còn chạy được nhưng nó sẽ âm thầm làm hư tổn tóc của bạn. Máy sấy tóc có thể sẽ trở nên quá nóng đối với tóc của bạn, và với mỗi lần sấy tóc, tóc bạn sẽ bị khô nhanh hơn trước. Hậu quả là, tóc bạn sẽ ngày càng bị chẻ ngọn, mà bạn lại không hay biết rằng, thủ phạm chính là chiếc máy sấy.
Cũng giống như máy sấy, những loại máy tác động nhiệt lên tóc như máy ép, máy uốn đều có thể gây phá hủy protein có trong tóc.
Mặc dù tóc bạn không có cảm giác nhạy cảm với nhiệt và bạn không cảm nhận được khi nào bạn đã làm nóng tóc quá mức, nhưng điều đó không có nghĩa là các chất dinh dưỡng trong tóc có thể chịu được nhiệt độ cao của máy ép tóc/uốn tóc. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên sử dụng serum dưỡng tóc có chứa protein dưỡng mỗi lần bạn sử dụng máy là tóc/uốn tóc để tạo ra một lớp hàng rào bảo vệ giữa máy và tóc.
Nhiều người thường có thói quen ép thật nhanh, nhưng lại ép đi ép lại nhiều lần tại cùng một vị trí tóc, và việc này sẽ làm tóc bị hư tổn tại vị trí đó. Ép tóc đúng cách là bạn chỉ lấy một lượng nhỏ tóc, sử dụng lược chải ngay sau khi bạn vừa ép xong một đoạn tóc. Và bạn chỉ cần ép một lọn tóc một lần mà thôi, cùng lắm là hai lần.
Tất nhiên, phòng ngừa luôn là biện pháp tốt nhất, nhưng một khi tóc bạn bắt đầu chẻ ngọn, thì không cách nào có thể chữa được. Lựa chọn duy nhất của bạn lúc này là cắt phần tóc đó đi. Cắt ngọn tóc là một phần rất quan trọng khi tóc bị chẻ, vì việc này sẽ ngăn không cho tóc bị chẻ thêm nhiều hơn. Bạn nên cắt ngọn tóc 6 tuần một lần, con số này có thể thay đổi nhiều hơn hoặc ít hơn, phụ thuộc vào thói quen chăm sóc tóc hàng ngày của bạn có tốt hay không. Kể cả với những người có mái tóc rất chắc khỏe, bạn cũng nên cắt ngọn tóc ít nhất 4 tháng một lần.
Thuốc nhuộm có thể làm thay đổi cấu trúc của tóc, đặc biệt là nếu bạn chuyển đổi màu nhuộm từ màu tối sang màu sáng. Do vậy, bạn không nên nhuộm tóc nếu chưa cắt đi phần ngọn tóc. Sau khi nhuộm bạn nên cắt bỏ phần ngọn tóc để duy trì sức khỏe của mái tóc và cải thiện cấu trúc tóc.
Thụy Anh
Nguồn tham khảo: Báo Tuổi Trẻ
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.