Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mong muốn con được cao lớn, khỏe mạnh nhưng cách làm của bạn lại khiến cơ thể trẻ mất cân đối, chăm hoài mà chiều cao trẻ vẫn không cải thiện là vì sao?
Ngoài việc quan tâm đến phát triển trí não trẻ, các bậc phụ huynh cũng mong muốn con mình được cao lớn, khỏe mạnh. Và việc bổ sung cho trẻ bằng những dưỡng chất, thực phẩm cung cấp hằng ngày chính là điều mà các bà mẹ quan tâm và áp dụng để giúp trẻ được cao lớn. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng, khiến trẻ không những không cải thiện chiều cao mà còn làm trẻ cảm thấy áp lực.
Một số sai lầm kìm hãm chiều cao trẻ mà các bà mẹ thường mắc phải:
Quan điểm của các bà mẹ Việt luôn muốn con mình mập mạp như bạn bè đồng trang lứa, bé thấp còi lại khiến bố mẹ lo lắng hơn. Ở những trẻ bị béo phì cho thấy, áp lực cân nặng tác động lên khung xương còn non yếu và đè nén các đầu sụn, kìm hãm sự phát triển bình thường của xương trong giai đoạn trẻ đang lớn.
Tâm lý muốn con mập mạp, đã khiến các bà mẹ ép con ăn bằng mọi giá, mỗi buổi ăn càng chứa nhiều món. Thúc ép trẻ ăn quá nhiều, trẻ sẽ có tâm lý chán ăn, sợ ăn, biếng ăn.
Trong sữa chứa nhiều canxi cần thiết cho sự phát triển xương. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại sữa bột phù hợp với từng độ tuổi, để các công thức và thành phần trong sữa phù hợp cơ thể trẻ.
Lưu ý: các bậc phụ huynh cần có liều lượng cụ thể cho trẻ, không để trẻ uống quá nhiều sữa trong một ngày, tránh tình trạng sữa làm ảnh hưởng đến những bữa ăn chính.
Một nghiên cứu gần đây cũng cho biết, trẻ em uống nhiều sữa tươi sẽ dẫn đến thiếu máu. Khiến cơ thể trẻ yếu kém, mất tập trung, và kém năng động.
Vận động thể thao không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Đối với trẻ trong giai đoạn phát triển chiều cao lại hết sức cần thiết. Viện Hàn lâm Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ (AAFP) khuyến nghị, tất cả trẻ em nên tham gia các hoạt động thể chất ít nhất từ 30 - 60 phút mỗi ngày. Đặc biệt, ở các giai đoạn tăng trưởng quan trọng như 1000 ngày vàng đầu đời, tiền dậy thì và dậy thì. Tùy theo độ tuổi, trẻ cần được vận động thể dục thể thao phù hợp, nếu thường xuyên tham gia các môn thể thao như bóng rổ, xà đơn, bơi lội,.. nhằm kích thích sự phát triển của các nhóm cơ, giúp xương dẻo dai, khỏe mạnh.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao ở trẻ. Nghiên cứu được các nhà khoa học đến từ trường Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) chỉ ra, hơn 90% sự phát triển xương diễn ra trong khi ngủ hoặc nghỉ và hầu như không có sự phát triển xương nào xảy ra khi đứng hoặc đi lại.
Đặc biệt, khi ngủ, tuyến yên tiết ra nhiều hormone tăng trưởng GH kích thích gia tăng chiều dài của xương và các cơ quan khác giúp cơ thể lớn lên. Lúc này, hàm lượng GH được giải phóng cao gấp 4 lần so với khi thức và cao nhất vào khoảng 22h đêm - 3h sáng.
Trẻ em nên được đi ngủ trước 22h chính là thời gian tốt nhất cho trẻ phát triển đủ về thể chất lẫn tinh thần. Hãy tập thói quen này cho trẻ, không để trẻ thức khuya, sẽ làm ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng.
Con khỏe mạnh, cao lớn là điều mà các bà mẹ mong muốn. Tuy nhiên, phải có cách chăm sóc trẻ đúng khoa học, đừng mắc phải những sai lầm trên và thúc ép, đặc nặng vấn đề chiều cao, thể trạng trẻ, sẽ khiến trẻ lo lắng và sợ hãi.
Chân Chân
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.