Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
13 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn là câu hỏi thường trực của nhiều bậc cha mẹ. Tìm hiểu về chiều cao chuẩn theo độ tuổi của con giúp cha mẹ đánh giá về sự phát triển của trẻ để có những biện pháp hỗ trợ trẻ tăng chiều cao tối ưu.
Bước vào tuổi 13 đồng nghĩa với việc trẻ bước vào giai đoạn dậy thì với những thay đổi vượt bậc về thể chất và tâm sinh lý. Trong đó, chiều cao là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cả các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi này. Vậy 13 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để bạn biết cách hỗ trợ con yêu phát triển thể chất toàn diện.
Giai đoạn 13 tuổi được xem là giai đoạn "vàng" trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ, Đây là thời điểm bắt đầu của tuổi dậy thì, khi cơ thể trải qua những thay đổi mạnh mẽ về nội tiết tố, dẫn đến sự tăng trưởng vượt bậc về chiều cao.
Giai đoạn vàng phát triển chiều cao bao gồm 1.000 ngày đầu đời, giai đoạn tiền dậy thì (4-9 tuổi) và giai đoạn dậy thì. Như vậy, trẻ 13 tuổi đang trong giai đoạn phát triển về chiều cao. Trẻ em trong giai đoạn dậy thì trung bình 1 năm cao bao nhiêu cm? Tốc độ tăng trưởng của trẻ trong giai đoạn này có thể đạt 8 - 12cm mỗi năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này thường diễn ra sớm hơn ở bé gái và nhiều bé đạt đỉnh điểm ở năm 13 tuổi.
Tuổi dậy thì, trong đó có năm 13 tuổi, là thời điểm hormone tăng trưởng (GH) được sản xuất mạnh mẽ nhất. GH đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển của xương và cơ bắp, từ đó giúp trẻ tăng chiều cao nhanh chóng.
Sau tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ chậm lại dần và dừng hẳn khi trẻ kết thúc giai đoạn dậy thì. Do đó, tuổi 13 được coi là "cửa sổ cơ hội" cuối cùng để can thiệp và tối ưu hóa sự phát triển chiều cao của trẻ.
Chiều cao chuẩn là một chỉ số tham chiếu quan trọng, phản ánh sự phát triển thể chất bình thường của trẻ so với các bạn cùng độ tuổi và cùng giới tính. Bảng chiều cao cân nặng lý tưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được công nhận là nguồn cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy nhất về chiều cao chuẩn của trẻ em trên toàn cầu. Trong đó, các bậc phụ huynh sẽ được cung cấp có cả thông tin về chiều cao trung bình và độ lệch chuẩn cho phép theo từng độ tuổi và giới tính.
Theo biểu đồ tăng trưởng của WHO, chiều cao trung bình của bé trai 13 tuổi là 156.7 cm. WHO cũng đưa ra một khoảng dao động cho phép là +/- 8.5 cm. Điều này có nghĩa là chiều cao của bé trai 13 tuổi từ 148.2 cm đến 165.2 cm vẫn được coi là bình thường. Đối với bé gái 13 tuổi, chiều cao trung bình theo WHO là 159.8 cm. Khoảng dao động cho phép là +/- 8.3 cm, tức là chiều cao của bé gái 13 tuổi từ 151.5 cm đến 168.1 cm vẫn được coi là phát triển tốt.
Nếu chiều cao của con bạn nằm ngoài khoảng cho phép, đừng quá lo lắng. Thực tế, không có câu trả lời cố định cho câu hỏi 13 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn. Cha mẹ cần lưu ý rằng, trên đây chỉ là những con số trung bình và không phải là thước đo tuyệt đối cho mọi trẻ. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ 13 tuổi không đạt chiều cao chuẩn?
Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội tiết hoặc Nhi khoa để bác sĩ đánh giá chi tiết và tư vấn cụ thể. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát, tìm hiểu về tiền sử gia đình và có thể chỉ định thêm các xét nghiệm cần thiết. Từ đó, bác sĩ mới xác định nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm phát triển chiều cao và đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn và hướng dẫn cha mẹ cách tăng chiều cao ở tuổi 13 an toàn. Nếu nguyên nhân là do thiếu hụt dinh dưỡng, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ. Hãy đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển xương và cơ bắp như canxi, vitamin D, protein, kẽm, magie... Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 13 khoa học, cân đối và phù hợp với thể trạng của từng trẻ.
Nếu trẻ gặp các vấn đề về nội tiết hay bệnh lý mãn tính (thiếu hormone tăng trưởng, suy giáp, dậy thì muộn, bệnh celiac, bệnh Crohn...), bác sĩ sẽ đưa ra phương án chữa trị phù hợp với từng bệnh. Chỉ khi những vấn đề sức khỏe hay bệnh lý này được kiểm soát, trẻ mới có thể cải thiện được sự phát triển chiều cao.
Trẻ 13 tuổi phù hợp với các hoạt động thể chất như: Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga… Khi trẻ vận động, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng (GH) hơn. Hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển của xương, giúp xương dài ra và trẻ cao lớn hơn.
Các hoạt động thể chất tác động lên xương, tạo ra các vi chấn động nhỏ. Điều này kích thích quá trình tạo xương mới, giúp xương dài ra và dày hơn. Vận động giúp tăng cường hấp thụ canxi, một khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển và duy trì xương chắc khỏe.
Chiều cao chuẩn của trẻ 13 tuổi là một chỉ số quan trọng, phản ánh sự phát triển thể chất và sức khỏe tổng quát của trẻ. Việc cha mẹ tìm hiểu 13 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn là cần thiết. Nhưng chiều cao của trẻ không đạt chuẩn ở tuổi 13 không có nghĩa là trẻ sẽ thấp còi trong tương lai. Với sự quan tâm, chăm sóc đúng cách từ cha mẹ và sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế, trẻ hoàn toàn có thể cải thiện chiều cao và phát triển khỏe mạnh.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.