Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những sai lầm trong việc điều trị trẻ bị tay chân miệng không những khiến bệnh lâu khỏi hơn mà còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Sau đây là những sai
Sau đây là những sai lầm bố mẹ thường mắc phải trong quá trình chăm sóc và điều trị trẻ bị bệnh tay chân miệng, mời các bạn tham khảo:
Trẻ mắc bệnh loét miệng cũng thường có các dấu hiệu như xuất hiện các vết loét đỏ, các bọng nước trong miệng và khi chúng vỡ ra tạo thành các vết loét. Những dấu hiệu này rất giống với các triệu chứng của bệnh tay chân miệng nên việc nhầm lẫn giữa hai loại bệnh này là rất dễ dàng. Sự nhầm lẫn này khiến cho việc điều trị đi sai hướng và phức tạp hơn hay thậm chí còn khiến cho bệnh tình diễn biến khó lường và nguy hiểm hơn nữa. Để phân biệt một cách chính xác hai loại bệnh này, bố mẹ cần quan sát xem các bọng nước, mụn nước có xuất hiện ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông hay không. Nếu có ắt hẳn đó là bệnh tay chân miệng. Hơn nữa, bệnh loét miệng thường có các vết loét nhỏ, xuất hiện đơn lẻ hoặc thành từng đám ở niêm mạc má, môi, nướu hoặc dưới lưỡi. Vết loét có màu trắng xám hoặc hơi vàng với quầng đỏ xung quanh.
Nhiều khi bố mẹ chỉ chăm chăm chú ý vào việc rửa tay thật sạch sẽ cho trẻ mà quên mất rằng việc rửa tay cho chính bản thân họ cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc lây lan bệnh dịch. Người lớn có thể vô tình mang vi rút gây bệnh từ bé này qua bé khác. Cần lưu ý rằng rửa tay bằng xà phòng ít nhất trong 15 phút và rửa lại bằng vòi nước sạch.
Ngoài ra, vệ sinh cho trẻ bị bệnh tay chân miệng cũng là vấn đề các bậc phụ huynh thường mắc phải sai lầm trầm trọng. Cụ thể là một số phụ huynh dùng khăn, gạc thấm nước muối để rửa miệng cho trẻ song cách này làm vỡ các bọng nước, mụn nước và từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm nặng thêm các vết loét. Các bác sỹ khuyên rằng chúng ta chỉ nên cho trẻ súc miệng nước muối sinh lý sau ăn, trước khi đi ngủ…mà thôi.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh rất dễ lây lan qua nước bọt, dịch mũi, dịch từ mụn nước, bọng nước và thậm chí cả phân của trẻ bị bệnh. Vì vậy, nếu phụ huynh xem thường việc cách ly hoặc cách ly không triệt để sẽ khiến bệnh thành dịch.
Bố mẹ cần tránh việc ủ ấm con quá mức vì việc này có thể khiến bé ra mồ hôi nhiều hơn và làm nặng thêm các vết mụn nước, bọng nước.
Các bác sỹ khuyến cáo rằng việc truyền nước chỉ nên được thực hiện khi trẻ có các dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao…Còn lại nếu trẻ chỉ bị bệnh tay chân miệng ở mức độ nhẹ, bố mẹ nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, kẽm thông qua việc cho bé ăn nhiều trái cây, rau xanh, hải sản…
Hường
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.