Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những thông tin cần biết về bệnh ho gà ở trẻ 3 tuổi

Ngày 08/06/2022
Kích thước chữ

Ho gà là bệnh lý thường xảy ra vào mùa lạnh. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này, nhưng chủ yếu là trẻ em. Trẻ càng nhỏ tuổi thì bệnh sẽ càng dễ diễn biến nặng.

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, là một nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ nhỏ. Mặc dù đã có vắc xin phòng bệnh, tuy nhiên ho gà vẫn là mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh ho gà ở trẻ 3 tuổi cũng như chú ý phát hiện và xử lý đúng cách nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bệnh ho gà là gì?

Bệnh ho gà (có tên Tiếng Anh là Whooping Cough) là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Bordetella Pertussis xâm nhập vào đường hô hấp. Những vi khuẩn này bám chặt vào lông mao ở đường hô hấp trên, sau đó vi khuẩn sẽ giải phóng độc tố và tấn công hệ hô hấp, làm đường thở bị sưng lên.

vai-net-ve-benh-ho-ga-o-tre-3-tuoi-1

Đôi nét về bệnh ho gà ở trẻ 

Bệnh ho gà ở trẻ 3 tuổi có thể lây qua đường hô hấp, thông qua các giọt nước bọt trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi. Trường hợp tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng, niêm mạc mũi khi bệnh nhân khạc nhổ hoặc nôn cũng là nguyên dẫn lây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà ở trẻ 3 tuổi

Các triệu chứng của bệnh ho gà thường sẽ phát triển trong vòng 5 đến 10 ngày kể từ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh. Biểu hiện bệnh ho gà thường bắt đầu với các triệu chứng như: Cảm lạnh, đau họng, ho và sốt nhẹ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, những cơn ho gà sẽ ngày càng nặng hơn và sẽ trở thành cơn ho kịch phát trong 1 đến 2 tuần, và có thể kéo dài 1 đến 2 tháng hoặc lâu hơn. Cơn ho gà thường rất đặc trưng, trẻ ho rũ rượi không kìm hãm được. Tiếp đến là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Đồng thời, ở cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn.

vai-net-ve-benh-ho-ga-o-tre-3-tuoi-2

Khi mắc bệnh ho gà trẻ có thể xuất hiện biểu hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao

Các biến chứng của bệnh ho gà ở trẻ

Biến chứng của bệnh ho gà thường khá nguy hiểm và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Các biến chứng bao gồm:

  • Viêm phế quản phổi, viêm phế quản do bội nhiễm, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi.
  • Tình trạng ho kéo dài và ngừng thở là biến chứng hay gặp nhất, đồng thời dễ gây tử vong, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.
  • Ho nhiều sẽ khiến bệnh nhân có thể gây lồng ruột, thoát vị ruột hay sa trực tràng.
  • Trong trường hợp nặng có thể gây vỡ phế nang, tràn khí màng phổi hoặc tràn khí trung thất.
  • Ngoài ra biến chứng về viêm não (chiếm tỷ lệ 0,1%) là một biến chứng nặng của bệnh ho gà, tỷ lệ này để lại di chứng và nguy cơ tử vong cao.

Bệnh lý ho gà có nguy hiểm không?

Đối với người lớn và trẻ vị thành niên, bệnh ho gà không quá nguy hiểm. Bệnh này chỉ gây ra một số triệu chứng nhẹ và tự thuyên giảm mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, triệu chứng ho gà ở trẻ lại có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Bệnh ho gà khiến khoảng 300.000 trẻ em trên toàn thế giới tử vong mỗi năm, đồng thời kèm theo nhiều trường hợp biến chứng ở hệ hô hấp, thần kinh và một số cơ quan khác của trẻ như: Viêm phế quản, sa trực tràng, thoát vị trực tràng, vỡ phế năng, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, viêm não, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến ngừng thở.

Ngoài ra, khi trẻ em mắc bệnh ho gà còn có sức khỏe yếu, biếng ăn, chậm phát triển và có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội do hệ miễn dịch suy giảm.

Theo số liệu thống kê từ Cục Y tế Dự phòng cho thấy, có hơn 90% số ca nhiễm bệnh ho gà ở trẻ em là do trẻ chưa được tiêm chủng, hoặc chưa tiêm chủng đủ 3 mũi cơ bản. Chính vì thế, tiêm vắc xin chính là biện pháp phòng ngừa đồng thời bảo vệ trẻ khỏi bệnh ho gà và các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Cách chăm sóc và điều trị trẻ khi mắc phải bệnh ho gà

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu mắc ho gà, ba mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Trong một số trường hợp trẻ mắc ho gà thể nhẹ: Trẻ vẫn ăn uống bình thường, số cơn ho ít, thời gian mỗi cơn ho ngắn, trong cơn ho thường không tím mặt… thì có thể chăm sóc điều trị tại nhà như sau:

  • Cho trẻ uống thuốc theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Để trẻ nghỉ ngơi trong môi trường yên tĩnh, sạch sẽ, tránh tiếp xúc các chất kích thích như: bụi, khói thuốc lá, hóa chất...
  • Cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu. Mỗi lần cho ăn một ít và nhiều lần trong ngày để tránh tình trạng nôn, sặc.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể của trẻ. Sau mỗi cơn ho nên vệ sinh sạch đờm ở miệng của bé, dùng loại khăn mềm lau sạch miệng bằng nước muối ấm.
  • Ngoài ra, có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Với những trẻ lớn vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối. Nhớ vệ sinh răng miệng sau mỗi lần nôn.
  • Cần phải cách ly tuyệt đối những trẻ bị ho gà trong thời gian ít nhất 4 tuần kể từ khi có cơn ho điển hình. Khi tiếp xúc với bệnh nhân cần đeo khẩu trang, đồng thời vệ sinh phòng ở, đồ chơi… bằng dung dịch sát khuẩn thông thường.

Nếu trẻ xuất hiện một trong các biểu hiện sau: Có nhiều cơn ho, trong cơn ho có đỏ hoặc tím mặt, thời gian mỗi cơn ho kéo dài, thở nhanh, khó thở, ăn kém, nôn nhiều… cần đưa trẻ đến bác sĩ tái khám ngay.

vai-net-ve-benh-ho-ga-o-tre-3-tuoi-3

Trẻ nên được thăm khám sớm khi có những biểu hiện của bệnh ho gà

Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh trang bị đầy đủ kiến thức hơn về bệnh ho gà ở trẻ 3 tuổi. Bệnh ho gà ở trẻ em nếu không được kịp thời chẩn đoán và điều trị theo đúng phác đồ trị liệu có thể sẽ gây biến chứng nguy hiểm.

Chính vì vậy, khi nhận thấy cơ thể trẻ xuất hiện những triệu chứng khác thường, ba mẹ cần đưa con đến ngay bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có hướng giải quyết thích hợp.

Kim Tuyền 

Nguồn tham khảo: Tổng Hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin