Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những thông tin cần biết về hội chứng sợ bị đụng chạm

Ngày 21/10/2022
Kích thước chữ

Hội chứng sợ bị đụng chạm hay còn có tên tiếng anh là Haphephobia. Đây là hội chứng bệnh lý của một người liên quan đến sự tiếp xúc của họ với mọi người xung quanh.

Hội chứng sợ bị đụng chạm được phát hiện và chẩn đoán nhiều ở những nơi đông dân cư như thành phố, các đô thị lớn. Theo quy luật, hội chứng bắt đầu với sự khó chịu khi tiếp xúc cơ thể. Cảm giác khó chịu biến thành nỗi sợ hãi ám ảnh khiến mọi tương tác xã hội của người bệnh không thể thực hiện được.

Dấu hiệu của hội chứng sợ bị đụng chạm

Trên thực tế, những người mắc hội chứng sợ bị đụng chạm có một hành vi rất đặc trưng. Bất kỳ sự va chạm thân thể nào đều gây ra cảm giác khó chịu về mặt tinh thần, cảm giác sợ hãi và ghê tởm ở người bệnh. Điều này thường được thể hiện qua phản ứng của họ.

Những thông tin cần biết về hội chứng sợ bị đụng chạm 1 Người bị hội chứng sợ đụng chạm có tính cách khép kín

Tính khép kín, xu hướng cô đơn và không muốn rời khỏi vùng an toàn thường là dấu hiệu bệnh lý của hội chứng này. Khi cơ thể tiếp xúc với những người xung quanh thường gây ra các triệu chứng sau:

  • Có cảm giác ghê tởm khi tiếp xúc.
  • Chóng mặt nghiêm trọng, buồn nôn và thường kết thúc bằng nôn mửa.
  • Tay chân run rẩy, khó kiểm soát.
  • Hoảng loạn, kèm theo khó thở (bệnh nhân có thể bị sặc).
  • Các cơn hoảng sợ phức tạp như đánh trống ngực, ớn lạnh, ngứa ran, tăng tiết mồ hôi.
  • Lo lắng dẫn đến chất lượng cuộc sống kém và trầm cảm.
  • Luôn cố ý tránh các tình huống có thể chạm vào cơ thể.

Theo quy luật, các dấu hiệu của hội chứng sợ bị đụng chạm không thể được kiểm soát. Đôi khi có vẻ như chúng hoàn toàn chiếm lấy suy nghĩ của một người và khuất phục ý thức của người đó. Điều này dẫn đến thực tế là người bệnh tránh các tình huống hoặc mọi người xung quanh bằng mọi cách có thể.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ bị đụng chạm

Những thông tin cần biết về hội chứng sợ bị đụng chạm 2 Những người bị tự kỷ có khả năng cao mắc hội chứng Haphephobia

Theo nghiên cứu từ giới y khoa, nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ bị đụng chạm thường bắt nguồn từ: Rối loạn thần kinh và các rối loạn chung trong hệ thần kinh, dậy thì, rối loạn nội tiết tố và tổn thương não. Sợ bị người khác chạm vào cũng có thể biểu hiện ở những người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Một yếu tố khác đó là lạm dụng thể chất và tình dục. Những người không may bị xâm phạm tình dục thường có xu hướng mắc phải hội chứng sợ bị đụng chạm hơn những người bình thường.

Ngoài ra, haphephobia có thể xảy ra ở những người đã mắc một số loại bệnh tâm thần hoặc bệnh lý khác. Trước khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn phải loại trừ các tình trạng tiềm ẩn có thể có các triệu chứng chung với hội chứng sợ bị đụng chạm. Trong số đó bao gồm các cơn hoảng loạn, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Chẩn đoán và điều trị

Theo thống kê từ tổ chức y tế thế giới WHO, khoảng một nửa số người trưởng thành trên thế giới bị những nỗi sợ hãi cản trở cuộc sống hàng ngày của họ. Và tỉ lệ người bệnh mắc hội chứng sợ bị đụng chạm cũng không hề nhỏ. Về vấn đề điều trị, cũng như các trường hợp bệnh tâm thần khác, người bệnh cần phải liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được xây dựng phác đồ điều trị rõ ràng.

Những thông tin cần biết về hội chứng sợ bị đụng chạm 3 Nên gặp bác sĩ chuyên khoa khi có hội chứng sợ đụng chạm

Thông thường, những liệu pháp điều trị hội chứng sợ bị đụng chạm mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng bao gồm:

  •  Liệu pháp nhận thức hành vi:Đầu tiên bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân gợi lên những ký ức, suy nghĩ và hình ảnh của một người thông qua một trải nghiệm tiêu cực. Và qua nhiều buổi tư vấn, những điều tiêu cực này được thay thế bằng những điều tích cực. Điều này làm cho bệnh nhân thể hiện trải nghiệm sợ hãi cho chính mình, và trong quá trình này, các cơn đau và lo lắng sẽ được giải tỏa.
  • Liệu pháp tiếp xúc: Đây là phương pháp làm giảm dần chứng sợ hãi bằng cách cho bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với đối tượng sợ hãi. Điều trị được thực hiện bằng cách tạo ra một môi trường mà bệnh nhân dễ dàng tiếp xúc và phản ứng, dần dần hình thành các hành vi chống lại sự sợ hãi do hội chứng sợ bị đụng chạm gây ra.
  • Liệu pháp thôi miên: Đây là một phương pháp điều trị làm tăng khả năng tập trung. Thông qua trò chuyện với trạng thái vô thức của bệnh nhân, nguyên nhân cơ bản có thể được tìm ra và có thể thay đổi tâm lý cũng như nhận thức của người bệnh khi đối mặt với nỗi sợ hãi.

Ngoài ra, các cách bổ sung để giảm bớt nỗi ám ảnh do hội chứng sợ bị đụng chạm đó là học khiêu vũ hoặc học diễn xuất. Bạn cũng có thể học các kỹ thuật thở và học cách thiền.

Như vậy, hội chứng sợ bị đụng chạm được xem là một trong những hội chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Phát hiện và điều trị sớm hội chứng sợ bị đụng chạm sẽ giúp người bệnh có thể tự tin tiếp xúc và giao tiếp với mọi người xung quanh. Hãy gặp trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời nếu bạn đang mắc phải những dấu hiệu của triệu chứng trên nhé!

Lại Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin