Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nếu là người yêu thích làm đẹp và thẩm mỹ, chắc hẳn bạn không còn xa lạ với kỹ thuật nâng mũi. Đây là giải pháp hữu hiệu cho những trường hợp mũi thấp, thô, có khuyết điểm,... Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện thẩm mỹ này, có một số đối tượng chống chỉ định với phương pháp nâng mũi do chuyên gia khuyến cáo. Cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé để biết những trường hợp không được nâng mũi.
Hầu hết mọi người nghĩ rằng ai cũng có thể sửa mũi. Nhưng thực thế không phải như vậy. Trước khi nâng mũi, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe để xác định bạn có thể nâng mũi hay không. Hãy cùng tìm hiểu những bệnh nền chống chỉ định nâng mũi trong bài viết dưới nhé.
Nâng mũi là giải pháp lý tưởng giúp bạn sở hữu chiếc mũi cao, thẳng, thon gọn tự nhiên. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một đường trong khoang mũi sau đó đưa chất liệu độn vào vị trí thích hợp để chỉnh sửa và tạo dáng mũi như ý muốn. Chất liệu làm đầy có thể là sụn nhân tạo, sụn tự thân hoặc kết hợp của hai loại sụn này. Mặc dù là tiểu phẫu nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được phương pháp này. Dưới đây là Những trường hợp không được nâng mũi cần lưu ý.
Không chỉ trong phẫu thuật nâng mũi mà trong bất kỳ ca phẫu thuật thẩm mỹ nào cũng cần đảm bảo về tình trạng sức khỏe. Do đó, nếu bạn bị cao huyết áp sẽ không được chỉ định phẫu thuật nâng mũi. Điều này là do huyết áp cao mang đến những trở ngại hoặc biến chứng không đáng có trong quá trình phẫu thuật. Chỉ trong một số trường hợp bệnh cao huyết áp nhẹ hoặc đã được kiểm soát mới được thực hiện nâng mũi nhưng phải được kiểm tra sức khỏe đầy đủ và được sự đồng ý, theo dõi của bác sĩ điều trị trong suốt quá trình phẫu thuật.
Các chuyên gia thẩm mỹ cho biết, những người mắc bệnh tiểu đường không nên nâng mũi, bởi vết thương lâu lành, khó cầm máu, nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Nếu kiểm soát được bệnh tiểu đường và giữ lượng đường trong máu ở mức cho phép thì người bệnh tiểu đường vẫn có thể phẫu thuật nâng mũi. Nhưng quá trình phẫu thuật cần được giám sát bởi các bác sĩ thẩm mỹ và bác sĩ điều trị bệnh.
Mặc dù được đánh giá cao về độ an toàn nhưng nâng mũi hoàn toàn không phù hợp với những người mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, không nên thực hiện bất kỳ phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ nào khác vì sức khỏe của bạn.
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú là một trong những trường hợp không nên nâng mũi. Mặc dù nâng mũi chỉ tác động trực tiếp lên vùng mũi, không ảnh hưởng đến các vùng xung quanh nhưng bác sĩ thường sử dụng thuốc tê để không gây cảm giác đau. Nhưng điều này đều ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi. Ở phụ nữ đang cho con bú, thuốc có thể được hấp thu vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến em bé. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bạn chỉ nên thực hiện nâng mũi sau khi con đã cai sữa mẹ hoàn toàn và sức khỏe sau sinh đã ổn định.
Máu khó đông là tình trạng máu không thể đông và cầm máu như bình thường khi bị thương. Điều này khiến người bệnh dễ bị chảy máu nhiều hơn người bình thường, đôi khi còn đe dọa đến tính mạng. Do đó, máu khó đông là một trong những trường hợp không được bác sĩ khuyến khích nâng mũi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín làm xét nghiệm để kiểm tra chức năng đông máu của bạn trước khi nâng mũi. Chức năng đông máu là một trong những yếu tố an toàn cho phẫu thuật. Nếu chức năng này không ổn định, bạn có thể dùng thuốc điều trị cho đến khi chức năng này ổn định.
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ. Nhưng khi có kinh nguyệt bạn không nên thực hiện nâng mũi trong thời gian này. Vì cơ thể đang mất đi một lượng máu đáng kể và nội tiết tố thay đổi. Nâng mũi trong thời kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài quá trình phục hồi. Do đó, hãy lên kế hoạch nâng mũi để tránh những ngày kinh nguyệt.
Nâng mũi thường không được bác sĩ chỉ định cho người dưới 18 tuổi. Bởi nếu chưa đủ 18 tuổi, cơ thể chưa phát triển hoàn thiện thì cấu trúc mũi vẫn có thể thay đổi đồng thời kết quả thẩm mỹ có thể thay đổi trong tuổi dậy thì. Tốt nhất bạn nên đợi trên 18 tuổi mới tiến hành nâng mũi.
Những trường hợp không được nâng mũi là những người mắc bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt với những người nhiễm HIV vì hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, việc nâng mũi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đặc biệt trong quá trình thẩm mỹ sẽ dẫn đến nhiễm trùng.
Bên cạnh những trường hợp không được nâng mũi được thì những trường hợp dưới đây có thể được nâng mũi. Tùy theo đối tượng cụ thể mà phù hợp với các hình thức nâng mũi khác nhau. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo trên 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp không được nâng mũi ở trên.
Ngoài ra nâng mũi cũng giúp khắc phục một số trường hợp bị lệch vách ngăn hoặc tai nạn làm biến dạng mũi. Tuy nhiên, để có một ca nâng mũi thành công, bạn phải lựa chọn trung tâm nâng mũi uy tín, tay nghề bác sĩ cao và cam kết đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ những trường hợp không được nâng mũi. Nếu bạn đang có ý định nâng mũi nhưng mắc phải một số bệnh kể trên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị bệnh và bác sĩ thẩm mỹ để được tư vấn cụ thể và tối ưu nhất.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.