Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Máu khó đông là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Bởi vậy, tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh máu khó đông là điều vô cùng cần thiết.
Máu khó đông (bệnh ưa chảy máu) là một rối loạn di truyền trong đó do thiếu yếu tố đông máu trong chuỗi 12 yếu tố giúp đông máu mà máu của người bệnh không đông như bình thường. Mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân có thể bị chảy máu trong thời gian dài dẫn đến mất máu trầm trọng khi bị chấn thương. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh hiếm gặp này.
Bình thường khi bị chảy máu, cơ thể cầm máu bằng cách gộp các tế bào máu lại với nhau để tạo thành cục máu đông. Quá trình được thực hiện nhờ các yếu tố nhất định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh bị thiếu một trong những yếu tố đông máu nên không thể cầm máu như bình thường.
Máu khó đông hầu hết do di truyền, tỷ lệ này chiếm khoảng 70%. Còn lại, máu khó đông xảy ra khi hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công các yếu tố đông máu như: mang thai, ung thư, bệnh tự miễn, đa xơ cứng.
Nói về yếu tố di truyền, bệnh máu khó đông hầu như luôn xảy ra ở các bé trai và được truyền từ mẹ sang con thông qua một trong các gen của mẹ. Hầu hết phụ nữ có gen khiếm khuyết chỉ đơn giản là người mang gen bệnh và thường thì không xuất hiện dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh máu khó đông. Tuy nhiên, một số người mang gen bệnh có thể gặp các triệu chứng chảy máu nếu các yếu tố đông máu của họ giảm vừa phải.
Tùy thuộc vào mức độ thiếu các yếu tố đông máu, triệu chứng của bệnh máu khó đông rất khác nhau. Chẳng hạn, người bệnh chỉ có thể bị khó đông máu sau phẫu thuật hoặc chấn thương nếu mức độ thiếu yếu tố đông máu nhẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng, người bệnh có thể bị chảy máu tự phát. Các triệu chứng của chảy máu tự phát bao gồm:
Ở bệnh nhân máu khó đông, chỉ một vết sưng trên đầu cũng có thể gây chảy máu vào não. Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng nó là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra. Các dấu hiệu của tình trạng này bao gồm: Đau đầu kéo dài, nôn nhiều lần, co giật, buồn ngủ…
Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để chẩn đoán máu khó đông ở trẻ em và người lớn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt, các triệu chứng bệnh máu khó đông bắt đầu có triệu chứng ở các độ tuổi khác nhau.
Các trường hợp nặng của bệnh máu khó đông thường được chẩn đoán trong năm đầu đời. Trường hợp nhẹ. Các dấu hiệu có thể không rõ ràng cho đến khi trưởng thành hoặc một số trường hợp biết họ mắc bệnh máu khó đông sau khi chảy máu quá nhiều trong quá trình phẫu thuật.
Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh máu khó đông là cung cấp yếu tố đông máu cụ thể mà người bệnh thiếu bằng cách truyền tĩnh mạch. Yếu tố đông máu thay thế này có thể được lấy từ máu hiến của người khác hoặc sử dụng các sản phẩm tương tự, được gọi là các yếu tố đông máu tái tổ hợp, không được sản xuất từ máu người. Các liệu pháp khác có thể bao gồm:
Máu khó đông gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời như: chảy máu trong, tổn thương khớp, nhiễm trùng... Do vậy, bạn chớ chủ quan với căn bệnh này.
Hường
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.