Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Những vai trò của kẽm đối với trẻ nhỏ mà bạn cần phải biết

Ngày 27/07/2021
Kích thước chữ

Kẽm là vi chất dinh dưỡng có ảnh hưởng rất quan trọng trong thời gian đầu phát triển của trẻ. Cùng xem kẽm đóng vai trò gì trong sự phát triển của trẻ.

Vậy cụ thể kẽm có vai trò gì đối với cơ thể của trẻ em. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để bổ sung kiến thức chăm sóc, hỗ trợ bé phát triển toàn diện hơn nhé. 

Vai trò của kẽm với trẻ nhỏ

Mặc dù kẽm chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong trọng lượng khô của cơ thể nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong sức khỏe con người. Các chuyên gia đã phát hiện ra nhiều bệnh lý liên quan đến việc thiếu hoặc thừa kẽm trong cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em. 

Sự tăng trưởng cơ thể của bé

Bổ sung kẽm cho bé sẽ có tác dụng bảo vệ và duy trì các tế bào vị giác do đó giúp bé ăn ngon hơn, tăng khả năng hấp thụ thức ăn, tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào. Khi cơ thể thiếu kẽm thì sự phân chia tế bào khó xảy ra nên ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao của bé, làm rối loạn phát triển hệ xương khớp và chậm dậy thì.

Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai nhu cầu về việc bổ sung kẽm cao hơn so với người bình thường. Việc thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết sẽ giúp tăng chiều cao ở trẻ lùn và tăng cân nặng ở trẻ bị suy dinh dưỡng.

Xem thêm: Cách bổ sung kẽm cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ

Ngoài ra, kẽm còn bảo vệ vị khác và khứu giác. Việc bổ sung kẽm cho bé sẽ tác động tới sự chuyển hóa của các tế bào vị giác, làm bé ăn ngon miệng hơn, ăn nhiều hơn và tác động tích cực đến sự tăng trưởng và phát triển của bé.

Bé tăng trưởng chiều cao, cân nặng và trí tuệ

Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

Ngoài việc đóng góp chức năng trong sự phát triển của cơ thể, kẽm còn hỗ trợ và duy trì hoạt động của hệ miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Việc bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, các vết thương mau lành.

Thiếu kẽm sẽ làm giảm sự phát triển và khả năng chống lại bệnh tật của hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ như tế bào T, tế bào B, đại thực bào, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, dễ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và thậm chí là tử vong. Để trẻ phát triển một cách tốt nhất, phụ huynh nhớ bổ sung đầy đủ lượng kẽm cho bé.

Theo nghiên cứu, việc bổ sung kẽm cho trẻ sẽ rất tốt vào 6 tháng đầu đời và giảm tới 18% trường hợp các bệnh tiêu chảy, 41% bệnh viêm phổi và giảm hơn 50% tỉ lệ tử vong ở trẻ.

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cơ thể bé

Các vai trò khác của kẽm

Ngoài 2 vai trò trên, kẽm còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ. Kẽm có nhiệm vụ vận chuyển canxi, ổn định thần kinh vào não, do đó, thiếu kẽm sẽ khiến trẻ dễ nổi cáu, quấy khóc.

Dấu hiệu của trẻ bị thiếu kẽm

Biểu hiện thường thấy của việc thiếu kẽm ở trẻ em là biếng ăn, ăn không ngon, tiêu chảy kéo dài, chậm phát triển. Thiếu kẽm còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, còi xương, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ như quấy khóc đêm khuya, mất ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, trí nhớ giảm, trẻ bị tiêu chảy, mắt kém, các bệnh về da, nôn không biết nguyên nhân.

Cơ thể trẻ em cần phải bổ sung một lượng kẽm cần thiết để giảm các triệu chứng thiếu kẽm. Việc bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn của bé là rất quan trọng đặc biệt là trong các loại thực phẩm như hải sản, thịt có màu đỏ. 

Nhu cầu bổ sung kẽm khác nhau ở mỗi độ tuổi:

  • Đối với trẻ em dưới 1 tuổi là khoảng 5mg/ ngày.
  • Trẻ em từ 1-10 tuổi là 10mg/ ngày.
  • Phụ nữ mang thai 15mg/ ngày.
  • Phụ nữ cho con bú 6 tháng đầu là 19 mg và cho con bú lúc 6-12 tháng cần 16 mg/ ngày.
  • Đối với những trẻ em còn bú sữa mẹ, các mẹ cần phải bổ sung lượng kẽm lớn đủ phân phối cho cả hai mẹ con.

Vai trò của kẽm với trẻ nhỏ có tác động tới sự phát triển chiều cao, cân nặng, trí tuệ của trẻ, mang lại cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh. Các mẹ có thể bổ sung kẽm bằng cách ăn các thực phẩm có chứa kẽm, các thực phẩm chức năng có chứa kẽm để nạp đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể.

Bé biếng ăn, còi xương do thiếu kẽm

Cách bổ sung kẽm cho trẻ

Thông qua thực phẩm có chứa kẽm: Hải sản, sữa, gan lợn, lòng đỏ trứng, các loại đậu, hạnh nhân, hạt điều. Đối với trẻ còn bú, các mẹ nên cho bé bú nhiều sữa mẹ để bổ sung nhiều lượng kẽm cho bé.

Bổ sung kẽm cho bé thông qua các dạng siro, dạng cốm kẽm.

Qua bài viết trên, các bậc phụ huynh có thể thấy được vai trò của kẽm với trẻ nhỏ trong việc hình thành một hệ miễn dịch tốt để vượt qua các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, hãy luôn theo dõi những dấu hiệu bất thường của cơ thể bé và kịp thời bổ sung đủ hàm lượng các Vitamin, khoáng chất cần thiết để giúp trẻ phát triển toàn diện nhé.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin