Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bổ sung kẽm cho bà bầu trong giai đoạn thai kỳ

Ngày 30/07/2021
Kích thước chữ

Kẽm là chất rất quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là cơ thể mẹ bầu. Nên bổ sung kẽm cho bà bầu như thế nào để thai nhi được khoẻ mạnh? Tìm hiểu ngay

Kẽm là chất không thể thiếu với hầu hết các chức năng của và rất cần thiết trong quá trình mang thai. Đối với các bà mẹ đang mang thai, để thai nhi phát triển tốt thì việc hiểu được tác dụng của kẽm và các chất dinh dưỡng trước khi sinh là thực sự cần thiết.

Bổ sung kẽm cho bà bầu là vấn đề quan trọng mà mọi người cần quan tâmBổ sung kẽm cho bà bầu là vấn đề quan trọng mà mọi người cần quan tâm

Bổ sung kẽm cho bà bầu là vấn đề cần được quan tâm

Kẽm được biết đến là khoáng chất vi lượng giúp duy trì hệ thống miễn dịch, thúc đẩy cơ thể tăng trưởng bình thường. Ngoài ra, kẽm còn giúp tổng hợp và chuyển hoá AND, giúp trẻ chữa lành những vết thương nhanh chóng.

Đối với bà bầu kẽm giúp cân bằng nội tiết tố, duy trì hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng trong tử cung, tăng cường tổng hợp DNA, thúc đẩy tăng trưởng tế bào. Ngoài ra, kẽm còn góp phần hỗ trợ sản xuất nhau thai, có lợi cho việc phát triển của bé.

Bên cạnh đó, kẽm còn tham gia hỗ trợ quá trình protein tạo nên các tế bào, đảm bảo não phát triển bình thường. Điều này giúp tăng khả năng tìm tòi và học hỏi, góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ.

Những dấu hiệu cho thấy cần phải bổ sung kẽm cho bà bầu

Khi các bà bầu cảm thấy chán ăn, cảm giác mùi vị kém, dễ bị dị ứng, nhiễm trùng, giảm khả năng miễn dịch và tình trạng phát triển của thai nhi bị suy giảm thì nguyên nhân gây nên những triệu chứng trên chính là do sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể.

Bổ sung kẽm cho bà bầu là điều thực sự cần thiết

Bổ sung kẽm cho bà bầu giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ

Trong thai kỳ và trong một tháng sau khi sinh, việc bổ sung kẽm cho phụ nữ thiếu chất dinh dưỡng là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp trẻ sơ sinh trong năm đầu đời giảm được tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy.

Bổ sung kẽm cho bà bầu giúp ngăn ngừa bệnh cảm lạnh

Cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm mang thai trong thời kỳ mang thai, thường xuyên mắc các bệnh thông thường như cảm lạnh. Trong thai kỳ các mẹ cần phải hạn chế sử dụng thuốc nên có thể dùng viên ngậm kẽm thay thế. Kết quả của hầu hết các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng thuốc ngậm có chứa kẽm acetate hoặc kẽm gluconate giúp giảm các triệu chứng cảm và thời gian bị cảm ở người lớn. Tuy nhiên, mùi vị và buồn nôn là những tác dụng phụ có thể hạn chế việc sử dụng ở mẹ bầu.

Chứng bệnh cảm lạnh sẽ được ngăn ngừa nếu bà bầu bổ sung đủ kẽm trong cơ thểChứng bệnh cảm lạnh sẽ được ngăn ngừa nếu bà bầu bổ sung đủ kẽm trong cơ thể

Bổ sung kẽm cho bà bầu giúp ngăn ngừa bệnh trầm cảm

Các bà bầu rất dễ bị áp lực và lo lắng khi mang thai, một số bà bầu đã từng sử dụng thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này cần được hạn chế trong thời kỳ mang thai. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị trầm cảm có nồng độ kẽm thấp hơn những người bình thường. Vì vậy, các bà bầu cần phải bổ sung nhiều thực phẩm giàu kẽm, từ đó sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Bổ sung kẽm cho bà bầu giúp làm giảm nguy cơ sinh non

Khi mang thai, việc sử dụng viên kẽm uống dường như làm giảm nguy cơ sinh non. Nhưng các mẹ cần lưu ý việc bổ sung kẽm sẽ không làm giảm nguy cơ sảy thai, lưu thai hay tử vong ở trẻ sơ sinh.

Bổ sung kẽm cho bà bầu giúp trẻ sơ sinh được phát triển tốt hơn

Bổ sung kẽm cho phụ nữ khi mang thai giúp làm tăng khả năng phát triển của đứa trẻ những trong năm đầu đời bởi kẽm tham gia trực tiếp vào hoạt động phân chia tế bào, giúp thai nhi phát triển hoàn thiện về chiều cao, cân nặng, hệ thống dẫn truyền thần kinh…

Bổ sung kẽm cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

Kẽm là chất an toàn cho hầu hết phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ khi chất này được sử dụng với liều lượng khuyến cáo hằng ngày (RDA), cụ thể như sau:

Đối với phụ nữ 14 đến 18 tuổi:

  • 13 mg/ngày áp dụng với trường hợp mang thai.
  • 14mg/ngày áp dụng với trường hợp cho con bú

Đối với phụ nữ trên 19 tuổi:

  • 11 mg/ngày áp dụng với trường hợp mang thai.
  • 12mg/ngày áp dụng với trường hợp cho con bú

Đối với những người không được giám sát y tế, mức hấp thụ kẽm (UL) cho phép là:

  • Không dùng quá 34 mg kẽm/ngày với trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú từ 14 đến 18.
  • Không dùng quá 40 mg kẽm/ngày với trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú trên 18 tuổi.

Nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy hoặc thậm chí đau dạ dày là những triệu chứng cảnh báo bà bầu đang trong tình trạng cơ thể dư thừa kẽm. Vì vậy, các bà bầu cần phải kiểm soát chặt chẽ lượng kẽm hấp thụ vào trong cơ thể của mình.

Nguồn thực phẩm hàng ngày giúp bổ sung kẽm cho bà bầu

Bổ sung kẽm cho bà bầu từ nguồn thực phẩm dồi dào chứa nhiều hàm lượng kẽmBổ sung kẽm cho bà bầu từ nguồn thực phẩm dồi dào chứa nhiều hàm lượng kẽm 

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn…, chứa một hàm lượng kẽm cao. Tuy nhiên, vì đây là những sản phẩm chế biến sẵn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư cao nên các bà bầu nên chỉ nên ăn vừa đủ thôi nhé.

Các loại thực phẩm có vỏ như cua, sò, ốc, hến, hàu..., đều là nguồn thực phẩm giàu kẽm. Những loại này cần được chế biến chín hoàn toàn để tránh bị ngộ độc, gây tổn hại đến sức khỏe cả mẹ và con.

Các loại đậu, các loại hạt đều chứa nhiều kẽm. Đây còn là nguồn chất xơ rất tốt cho sức khoẻ của bà bầu, giúp cung cấp thêm cho bà bầu khoáng chất và vitamin rất tốt cho thai kỳ.

Hy vọng những thông tin này sẽ cung cấp thêm kiến thức cho các mẹ về tầm quan trọng của việc bổ sung kẽm cho bà bầu và cách bổ sung hiệu quả. Ngoài ra, các bà bầu hãy chú trọng đến chế độ ăn uống và sinh hoạt để thai nhi được phát triển khoẻ mạnh nhé.

Thuý Nguyễn 

Nguồn Tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.