Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Mụn mủ: Cơ chế hình thành và cách điều trị

Ngày 26/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mụn mủ hay còn gọi là mụn đầu trắng là loại mụn thường gặp. Khi xuất hiện mụn mủ trên da khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và công việc.

Điều trị mụn mủ vừa dễ lại vừa khó. Nếu không có phương án loại bỏ mụn mủ đúng cách, mụn có thể lây lan rộng hơn trong thời gian ngắn. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng tìm hiểu về nguyên nhân, cách trị loại mụn này nhé.

Mụn mủ (mụn đầu trắng) là gì?

Mụn mủ là những nốt sưng đỏ xuất hiện trên da mặt. Những nốt mụn này có thể gây đau nhức hoặc không, tùy vào tình trạng mụn. Nhân của mụn mủ thường có màu trắng hoặc vàng, dễ dàng nhận biết qua màu sắc ở đầu nốt mụn. Bên trong mụn mủ thường là hỗn hợp gồm có vi khuẩn, bã nhờn, tế bào chết và bụi bẩn.

Mụn mủ Cơ chế hình thành và cách điều trị 1Mụn mủ còn gọi là mụn đầu trắng, thường do vi khuẩn, bã nhờn,... gây nên

Mụn mủ thường dễ bị nhầm lẫn với mụn nhọt nhưng về cơ bản, mụn mủ dễ bị kích ứng và khi sưng sẽ gây đau nhức, kích thước sưng lớn hơn mụn nhọt. Vị trí thường xuất hiện mụn mủ nhất là trên da mặt, cổ hoặc lưng, ngực,... những nơi tiết nhiều dầu nhờn.

Kích thước của một nốt mụn mủ có thể từ 5 - 10mm, chứa đầy bên trong là dịch mủ là các bạch cầu trung tính và nhiều yếu tố khác. Loại mụn này thường được hình thành dưới lỗ chân lông do sự tấn công của vi khuẩn, kết hợp với bã nhờn và những tế bào chết trên da.

Độ tuổi thường xuất hiện mụn mủ nhất là thanh thiếu niên và người trưởng thành. Nhiều người nghĩ rằng mụn trứng cá và mụn mủ là một nhưng thực chất không phải, mụn mủ chỉ là một dạng mụn trứng cá.

Mụn mủ có thể xuất hiện ở đâu?

Như đã nói ở trên, vị trí xuất hiện mụn mủ rất đa dạng, có thể là nhiều vị trí khác nhau trên mặt hoặc trên cơ thể. Theo y học, mỗi vị trí mọc mụn mủ đều thể hiện những vấn đề sức khỏe khác nhau như:

  • Mụn mủ ở cằm và khu vực xung quanh miệng;
  • Mụn mủ ở mũi;
  • Mụn mủ mọc ở má;
  • Mụn mủ ở trên trán;
  • Mụn mủ xung quanh quai hàm;
  • Mụn mủ xuất hiện ở thái dương.

Dù mụn mủ xuất hiện ở bất cứ đâu bạn cũng cần có phương án điều trị thích hợp, loại bỏ “ổ vi khuẩn” trong mụn mủ, tránh làm những vi khuẩn này xâm nhập ra vùng da xung quanh, vô tình khiến mụn mủ lan rộng hơn.

Cách hình thành mụn mủ

Tìm hiểu nguyên nhân làm xuất hiện mụn mủ sẽ giúp bạn có phương án phòng tránh hiệu quả hơn đấy. Mụn mủ lớn hay nhỏ đều được xác định nguyên nhân ban đầu là do tình trạng viêm da dị ứng, tác động từ môi trường hoặc do côn trùng cắn.

Bên cạnh đó, mụn trứng cá cũng được xếp vào danh sách nguyên nhân hàng đầu gây mụn mủ. Lý giải một cách đơn giản, khi bạn bị mụn trứng cá nhưng không điều trị, loại bỏ hoàn toàn nhân mụn khỏi da thì việc hình thành phản ứng viêm và mụn mủ xuất hiện là điều bình thường.

Một số bệnh lý về da khác như bệnh vảy nến, bệnh rosacea,... cũng có thể khiến da kích ứng hình thành mụn mủ. Khi bị mụn mủ nếu không có cách chăm sóc da đúng, vệ sinh da sạch sẽ, loại bỏ nhân mụn đúng cách,... sẽ dẫn đến mụn tái đi tái lại nhiều lần gây tổn thương làn da.

Mụn mủ Cơ chế hình thành và cách điều trị 2Mụn trứng cá không điều trị dứt điểm sẽ gây nên mụn mủ

Gợi ý cách điều trị mụn mủ tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả

Làn da xuất hiện những nốt mụn mủ sưng đau, tấy đỏ và có phần đầu trắng gây mất thẩm mỹ là điều không ai mong muốn. Vậy khi thấy mụn mủ trên da, bạn cần làm gì để làm dịu, điều trị mụn mủ nhanh chóng nhất? Dưới đây là một số cách loại bỏ hiệu quả mụn mủ bạn có thể tham khảo thực hiện tại nhà.

Cách chữa mụn mủ nhỏ

Với những nốt mụn mủ kích thước nhỏ, mụn có khả năng tự khỏi, nhân mụn khô cứng lại mà không cần tác động quá nhiều. Tuy nhiên kể cả với những nốt mụn nhỏ, bạn cũng nên cẩn trọng, tránh khiến mụn phát triển thành mụn mủ lớn hơn.

Khi thấy trên da xuất hiện những đốm nhỏ đầu trắng, kích thước nhỏ, không sưng tấy, bạn nên rửa mặt nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt 2 lần/ngày, dưỡng ẩm da đầy đủ và có thể bôi thêm thuốc trị mụn để nốt mụn nhanh lành hơn.

Lưu ý quan trọng khi điều trị mụn mủ nhỏ là trong lúc rửa mặt, chăm sóc da, bạn hạn chế tác động lực tay quá mạnh vào nốt mụn khiến dịch mủ thoát ra ngoài, lây lan mụn sang những vùng da lành lặn.

Điều trị mụn mủ bằng thuốc kê đơn

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm điều trị mụn mủ nhanh chóng, hiệu quả, diệt tận gốc vi khuẩn trong lỗ chân lông, ngăn không cho mụn lây lan rộng hơn. Những loại thuốc bạn có thể dùng để loại bỏ mụn mủ nên có những thành phần như peroxide, axit salicylic, lưu huỳnh,... giúp da kháng khuẩn, làm se nhân mụn chỉ trong 1 - 2 lần sử dụng.

Những loại thuốc bôi trị mụn này tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu trước khi sử dụng, tránh gây kích ứng và làm da yếu hơn, tạo điều kiện thuật lợi cho vi khuẩn gây mụn tiếp tục sinh sôi, lan tràn trên bề mặt da. Một số loại thuốc bác sĩ có thể kê đơn để trị mụn mủ gồm: Gel bôi da Acmeigel Medipharco, Gel bôi da Maxx Acne-AC Ampharco, Gel thuốc Akneyash Yash,...

Mụn mủ khi nào cần gặp bác sĩ?

Đa số các tình trạng mụn mủ từ nhẹ đến vừa không cần gặp bác sĩ da liễu, có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như mụn mủ nặng, việc điều trị với bác sĩ da liễu chuyên nghiệp là điều cần thiết. Nếu bạn nhận thấy những nốt mụn mủ trên da lâu ngày không thuyên giảm, bôi thuốc không khỏi, có dấu hiệu ngày một viêm nhiễm nặng hơn, hãy đến bác sĩ thăm khám và điều trị chuyên sâu hơn.

Mụn mủ Cơ chế hình thành và cách điều trị 3Mụn mủ nặng thường được bác sĩ kê đơn thuốc bôi và uống kết hợp

Khi điều trị có can thiệp, bác sĩ thường kê đơn thuốc uống để dứt điểm mụn mủ từ bên trong cơ thể, tăng khả năng kháng vi khuẩn của cơ thể. Những loại thuốc bác sĩ có thể kê đơn là thuốc kháng sinh dạng uống, kháng sinh dạng bôi hoặc thuốc bôi có salicylic axit,... để diệt khuẩn mụn nhanh hơn.

Ngoài sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn, những bạn bị mụn mủ nặng cũng cần đảm bảo vệ sinh cho da mặt. Đây là nguyên tắc rất quan trọng, hỗ trợ rất nhiều trong việc trị mụn mủ thành công đấy. Làm sạch dầu nhờn trên da mỗi ngày, không chạm tay bẩn lên mặt, không tự ý nặn mụn,... là điều bạn nên lưu ý.

Mụn mủ không quá khó để điều trị nhưng lại rất dễ tái đi tái lại, gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, công việc của người bị. Để phòng tránh mụn mủ, bạn nên chăm sóc da đúng cách, uống nhiều nước, chế độ dinh dưỡng cân bằng, hạn chế dầu mỡ và tập thể dục thể thao thường xuyên.

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin