Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Những việc cần làm khi xét nghiệm bệnh dị ứng trong máu

Ngày 03/04/2018
Kích thước chữ

Thông thường, để biết rõ và có phương hướng điều trị bệnh dị ứng trong máu, bạn nên chủ động đi làm các xét nghiệm để có kết quả chính xác tại các bệnh viện uy tín.

Thông thường, để biết rõ và có phương hướng điều trị bệnh dị ứng trong máu, bạn nên chủ động đi làm các xét nghiệm để có kết quả chính xác tại các bệnh viện uy tín.

1. Khi nào cần xét nghiệm bệnh dị ứng trong máu?

Bạn nên thực hiện xét nghiệm liệu rằng mình có bị bệnh dị ứng máu nếu có những dấu hiệu, triệu chứng cơ thể có tình trạng dị ứng khi tiếp xúc với một chất nào đó. Những biểu hiện dị ứng bao gồm: viêm da, ngứa và tê ở miệng, chàm, mắt đỏ và ngứa, ho, nghẹt mũi và sổ mũi, hen suyễn đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.

Xét nghiệm bệnh dị ứng trong máu chính là xét nghiệm, đo lượng globulin miễn dịch E (IgE) có trong huyết thanh. Đây là một biện pháp hữu hiệu để chẩn đoán bạn có bệnh dị ứng hay không và xác định các chất nào gây dị ứng cho bạn.

Những việc cần làm khi xét nghiệm bệnh dị ứng trong máu 1

Việc xét nghiệm máu để xác định bạn có bị dị ứng và dị ứng với chất nào

2.Bạn nên chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm bệnh dị ứng trong máu?

Trước khi đi xét nghiệm, bạn không cần chuẩn bị đặc biệt nào. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm và có lưu ý riêng cho tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn nên hỏi bác sĩ xem mình có cần chuẩn bị gì cụ thể hay không nhé

Chuyên viên xét nghiệm sẽ xác định nếu bạn gần đây có được điều trị bằng corticosteroid để chữa dị ứng hay không trước khi làm xét nghiệm. Vì loại thuốc này có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Khi làm xét nghiệm, bạn nên mặc áo ngắn tay để điều dưỡng viên có thể dễ dàng lấy máu từ cánh tay của bạn.

Quy trình xét nghiệm bệnh dị ứng trong máu:

Khi thực hiện xét nghiệm dị ứng máu, chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để tạm ngưng máu lưu thông;
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn;
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch và có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
  • Gắn một cái ống để máu chảy ra;
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu;
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm;
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Những việc cần làm khi xét nghiệm bệnh dị ứng trong máu 2

Điều dưỡng viên sẽ cuốn 1 dải băng để nhưng máu tạm thời, dùng cồn lau vị trí lấy và lấy máu

Những việc cần làm sau khi xét nghiệm bệnh dị ứng trong máu

Bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc y tá sẽ thực hiện lấy máu nhằm xét nghiệm dị ứng máu. Mức độ đau của bạn sẽ phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng viên, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau của mũi tiêm.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc kim để cầm máu, tránh việc máu chảy quá nhiều. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau làm xét nghiệm. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ làm xét nghiệm của mình để được tư vấn và giải đáp.

3. Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm máu

Thông thường, người ta dung chỉ số đánh giá RAST để xác định mức độ dị ứng:

RAST

Lượng Ige (kU/L)

Đánh giá

0

<0.35

Thiếu hay không phát hiện ra IgE dị ứng đặc hiệu

1

0.35-0.69

Lượng thấp IgE dị ứng đặc hiệu

2

0.70-3.49

Lượng trung bình IgE dị ứng đặc hiệu

3

3.50-17.49

Lượng cao IgE dị ứng đặc hiệu

4

17.50-49.99

Lượng rất cao IgE dị ứng đặc hiệu

5

50.0-100.00

Lượng rất cao IgE dị ứng đặc hiệu

6

>100.00

Lượng đặc biệt rất cao IgE dị ứng đặc hiệu

 

Những việc cần làm khi xét nghiệm bệnh dị ứng trong máu 3

Bạn có thể dựa vào số liệu trên xét nghiệm để xác định bệnh hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế từ bảng này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở, bệnh viện thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến và lời khuyên của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm bệnh dị ứng mãn tính trong máu nào nhé.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:dị ứng