Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhược thị có nguy hiểm không?

Ngày 26/11/2020
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay có khoảng 3% trẻ em dưới 6 tuổi bị nhược thị. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhược thị, dẫn đến rối loạn thị giác. Bệnh có thể dẫn tới mù lòa nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.

Những tác nhân cản trở đến sự nhìn rõ của một trong hai mắt hoặc sự tương tác bất thường giữa hai mắt trong giai đoạn phát triển của trẻ có thể dẫn đến nhược thị. Nhận biết sớm những dấu hiệu cũng như chữa trị nhược thị đúng cách là phương pháp giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

Nhược thị là bệnh gì?

Nhược thị có nguy hiểm không 1Nhược thị là sự gián đoạn sự phát triển thị giác bình thường của vỏ não

Nhược thị (hay còn gọi là mắt lười) là sự gián đoạn sự phát triển thị giác bình thường của vỏ não. Điều này dẫn đến việc suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt, khiến mắt trẻ chỉ có thị lực tối đa sau điều chỉnh kính dưới 7/10, đồng thời không phát hiện được tổn thương thực thể nào qua thăm khám.

Những biểu hiện sớm của bệnh nhược thị:

  • Đau mắt dữ dội, nhạy cảm bất thường với ánh sáng (sợ ánh sáng), luôn cảm giác có bụi bẩn hoặc lông mi gây ngứa và mờ mắt.
  • Mắt lác, chuyển động bất thường và thường xuyên bị vấp té, làm việc không chính xác bằng người bình thường.
  • Đồng tử màu trắng, mỏi mắt thường xuyên, khả năng tập trung kém.
  • Hay nheo mắt, thường xuyên nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn để nhìn rõ vật thể trước mắt.

Những nguyên nhân gây bệnh nhược thị

Trẻ mắc những tật khúc xạ

Trong 3 loại tật khúc xạ, viễn thị và loạn thị có nguy cơ gây ra nhược thị cao nhất bởi vì lúc này chúng ta có thể nhìn xa chứ không thể nhìn rõ ở gần. Điều này có nghĩa là đường dẫn truyền thị giác không được phát triển bình thường có thể cản trở sự hình thành đường dẫn truyền thần kinh thị giác gây ra nhược thị.

Mắc bệnh lác mắt

Bệnh lé hay còn gọi là lác mắt, là tình trạng hai mắt không thẳng hàng khi nhìn thẳng về phía trước, một mắt lệch so với mắt còn lại. Nếu trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác bị lé mắt có thể gây mất thị lực ở mắt lé, mất khả năng nhận thức chiều sâu và canh khoảng cách kém giữa 2 vật. Đây là hình thái nhược thị phổ biến nhất có thể xuất hiện trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi.

Loạn dưỡng giác mạc

Nhược thị có nguy hiểm không 2Loạn dưỡng giác mạc gây ảnh hưởng các lớp của giác mạc gây nhược thị

Loạn dưỡng giác mạc gây ảnh hưởng các lớp của giác mạc khiến giác mạc mất sự trong suốt do lắng đọng chất màu trắng đục và làm giảm thị lực. Đây là bệnh di truyền khiến cho những tín hiệu từ mắt không được truyền về não làm gián đoạn chức năng thị giác hai mắt, lâu dần gây nhược thị do sự tích tụ mô sẹo hoặc vật liệu lạ ở một hoặc nhiều lớp giác mạc.

Thoái hóa võng mạc

Bệnh lý có thể gây thoái hóa võng mạc tại vùng hoàng điểm làm tổn thương tại tế bào thị giác và tế bào võng mạc, sau đó dẫn đến tình trạng nhược thị, khiến mắt mất thị lực không hồi phục. Trẻ em sinh non dưới 37 tuần hoặc cân nặng khi sinh thấp dưới 2,5kg có nguy cơ bị thoái hóa võng mạc, khiến màng võng mạc có thể bị bong ra dẫn đến mù lòa. Nguyên nhân là trẻ non không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng làm quá trình phát triển của mạch máu võng mạc bị gián đoạn, gây mất thị giác lúc nhỏ, thậm chí là mù vĩnh viễn

Giảm thị trường quan sát ở một mắt

Trong trường hợp này, võng mạc có thể không nhận được kích thích gì vì có sự cản trở đường đi của ánh sáng tới võng mạc, gây ra nhược thị. Biểu hiện của tình trạng này là não không nhận được hình ảnh rõ nét do mắt truyền tới do người bệnh bị sụp mi bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc…

Những phương pháp điều trị bệnh nhược thị

Nhược thị có nguy hiểm không 3Phẫu thuật mắt là phương pháp trị nhược thị hiệu quả nhất

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt để đạt hiệu quả cao nhất.

Trường hợp nhược thị không kèm theo các tổn thương không thấy được ở mắt thì các chuyên gia sẽ cho bệnh nhân thực hiện các bài tập cải thiện độ nhạy cảm ánh sáng, cũng như kích thích thần kinh thị giác thông qua chương trình máy tính.

Nếu nhược thị xuất phát từ những nguyên nhân thực thể như lác, đục thủy tinh thể, các tật khúc xạ (cận – viễn – loạn) hay tổn thương võng mạc thì người bệnh sẽ được thực hiện các phương pháp phẫu thuật, hồi phục chức năng bằng laser, điện trường, massage chân không, phản ứng sinh học tác hồi lên hệ thần kinh thị giác…

Kích thích và tạo điều kiện cho mắt nhược thị được hoạt động trong khi hạn chế sử dụng mắt bình thường bằng phương pháp “che mắt lành”. Lúc này các bác sĩ sẽ sử dụng miếng dán che mắt lành để "ép" mắt bị nhược thị hoạt động.

Thông thường bệnh nhược thị chỉ có thể cải thiện tốt cho các bé dưới 12 tuổi. Tuy nhiên đây cũng là một giai đoạn kéo dài, hơn nữa nhược thị có thể sẽ tái phát vì vậy cần sự kiên trì và tuân thủ của phụ huynh cũng như trẻ nhỏ.

Điều trị phẫu thuật ghép giác mạc cho những trẻ sinh non bị thoái hóa võng mạc là phương pháp duy nhất có hiệu quả nhất. Sau đó trẻ sẽ được điều trị nội khoa như dùng thêm kháng sinh, chống viêm giác mạc, các vitamin (nhóm A, B, C) và các chất dinh dưỡng giác mạc khác (như keratin, vitacic…) để kháng viêm, chống để lại sẹo trong giác mạc.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Bệnh mắt