Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nổi hạch là hiện tượng rất đỗi bình thường nhưng nổi hạch vùng kín lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy nổi hạch vùng kín là gì? Có nguy hiểm không?
Hiện nay, tại các phòng khám phụ khoa, người ta thống kê được số lượng lớn bệnh nhân bị nổi hạch vùng kín. Tình trạng này do đâu mà ra và có cách chữa hay không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Hạch vùng kín, hay hạch bạch huyết là một bộ phận của hệ miễn dịch. Hạch vùng mu và hạch quanh môi lớn phụ trách điều tiết dịch bạch huyết. Trong khi đó, các hạch xung quanh có nhiệm vụ tạo thành một lớp hàng rào bảo vệ, ngăn không cho các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Vì vậy, khi nổi hạch vùng mu hoặc hạch ở môi lớn thì chắc chắn cơ thể bạn hoặc vùng kín đã bị viêm nhiễm, thậm chí là ung thư.
Bộ phận sinh dục là một trong những vị trí nhạy cảm nhất của cơ thể nên chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến khu vực này biến đổi rõ rệt. Có rất nhiều nguyên nhân gây nổi hạch âm đạo. Tuy nhiên, các chuyên gia đã thống kê được một số nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng này, đó là:
Vùng kín nói chung, đặc biệt là vùng kín của phụ nữ, có cấu tạo gồm nhiều khe rãnh như: Môi lớn, môi nhỏ, âm đạo, âm hộ,... Vì vậy, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, các nếp gấp này chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Từ đó, gây nên các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, điển hình là: Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,...
Lúc này, số lượng vi khuẩn, nấm và virus quá lớn khiến hệ miễn dịch tiếp nhận không kịp, hạch bạch huyết phải hoạt động mạnh hơn làm sưng hạch bạch huyết.
Quan hệ tình dục không lành mạnh là phạm trù chung của các trường hợp như: Quan hệ tình dục bừa bãi, không sử dụng bao cao su khi quan hệ, sử dụng dụng cụ quan hệ không hợp vệ sinh,... Điều này góp phần gây nên các căn bệnh xã hội nguy hiểm là: Bệnh lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục, mụn cóc sinh dục,...
Lúc này, nổi hạch vùng kín chính là biểu hiện đầu tiên báo hiệu cơ thể bạn có chứa các loại vi khuẩn, virus gây nên bệnh này.
Các phương pháp cạo lông, tẩy lông, wax,... càng được áp dụng thường xuyên thì càng làm tăng nguy cơ khiến lông mọc ngược. Tình trạng lông mọc ngược tạo ra các vết sưng nhỏ, hình tròn, đôi khi gây đau hay ngứa. Vết sưng có thể chứa mủ và làm cho vùng da xung quanh nó cũng trở nên sẫm màu hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến khiến vùng kín nổi nhiều cục cứng bất thường.
Bartholin là một tuyến nhờn nằm ở âm đạo, có chức năng tiết ra dịch nhầy để giữ điều hòa độ pH bên trong âm đạo và giúp hoạt động quan hệ tình dục diễn ra dễ dàng hơn. Nếu tuyến này bị tắc hoặc viêm nhiễm thì dịch sẽ ứ lại và hình thành nên các khối sưng phồng như nổi hạch.
U nang âm đạo là cũng có thể là nguyên nhân tiếp theo khiến bạn bị nổi cục cứng ở vùng kín. Khối u nang ở âm đạo thường hình thành sau quá trình sinh nở hoặc chấn thương vùng kín. U có kích thước nhỏ, tương đương với một hạt đậu hoặc nhỏ hơn.
Hơn nữa, khối u này là hoàn toàn lành tính, không gây đau nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái cho chị em trong quá trình quan hệ tình dục.
Giãn tĩnh mạch thường rất hiếm khi xảy ra nhưng khi xuất hiện sẽ để lại những vết sưng màu xanh ở bên ngoài âm đạo. Giãn tĩnh mạch không gây đau nhưng gây ngứa ngáy, chảy máu bất thường và gây sưng vùng kín.
Hiện tượng này cũng ít gặp và chủ yếu xuất hiện ở khu vực hậu môn. Lichen xơ hóa có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nổi hạch ở vùng kín.
Ung thư cổ tử cung biểu hiện ra ngoài là các khối bướu vùng cổ tử cung kèm theo nổi hạch vùng kín. Ngoài ra, nếu âm đạo ngứa ngáy, nóng rát khó chịu, bạn cũng không nên loại bỏ trường hợp bản thân bị ung thư âm hộ hoặc ung thư âm đạo.
Hạch bạch huyết nổi lên thường là các hạch lành tính nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý của người bệnh rất nhiều. Nếu là hạch lành tính, bạn có thể yên tâm rằng chỉ từ 3 - 4 ngày, hạch sẽ tự động biến mất.
Nếu hạch căng cứng, kết thành đám lớn, không di chuyển hoặc đầu tụ mủ, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Hạch ác tính thường rất khó điều trị, đặc biệt là hạch vùng kín. Điều trị muộn rất có thể sẽ để lại sẹo lồi, sẹo xấu và nguy cơ tái phát là rất cao.
Nổi hạch vùng kín là không thể chủ quan phải không nào! Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được nguyên nhân nổi hạch của mình để có giải pháp xử lý kịp thời nhé.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.