Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nổi mề đay có lây không? Cách phòng ngừa nổi mề đay hiệu quả

Ngày 27/05/2022
Kích thước chữ

Mề đay là những vết nổi mẩn ngứa với nhiều kích thước khác nhau xuất hiện trên cơ thể người bệnh. Nhiều người băn khoăn rằng, vì nó xuất hiện trên da và gây ngứa ngáy giống như ghẻ, nấm,... Thì nổi mề đay có lây không?

Hiện nay, theo nghiên cứu có đến 9 nhóm nguyên nhân chính gây ra vấn đề nổi mề đay. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó lại gây ra những bất tiện cho quá trình sinh hoạt hằng ngày.

Khi nổi mề đay có lây không?

Theo các chuyên gia bác sĩ về da liễu, thì mày đay không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Tuy có thể nổi nhiều lần trong năm thường gặp ở nổi mày đay mãn tính. Nhưng nó lại không thể lây truyền từ người này sang người khác.

Đối với trường hợp, nhiều người trong cùng gia đình cùng nổi mày đay thì đây là hiện tượng di truyền hoặc cùng sống chung ở một môi trường cùng các yếu tố gây dị ứng,... chứ không liên quan đến việc lây lan.

Giải đáp cho băn khoăn nổi mề đay có lây không?

Bệnh nhân nổi mề đay không có khả năng lây cho người khác

Nguyên nhân của nổi mề đay dị ứng còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người, do đó việc lây từ người này sang người khác khi bị mề đay là không có khả năng. Tuy nhiên, bệnh nhân nổi mề đay nên chủ động điều trị sớm bằng các liệu trình phù hợp để tránh những biến chứng khiến viêm da dị ứng xuất hiện.

Nổi mề đay có thể tự khỏi không?

Theo các chuyên gia, nếu nổi mề đay nhẹ ở dạng cấp tính thì bệnh có thể thuyên giảm dần theo thời gian và khỏi hẳn trong khoảng vài ngày và không kéo dài quá 6 tuần. Tuy nhiên, nếu nổi mày đay ở dạng mãn tính thì tự khỏi khá thấp, bệnh có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan trên cơ thể như cơ bắp, phổi và đường tiêu hóa. Vì vậy, nếu gặp phải vấn đề này, bệnh nhân nên sớm thăm khám ngay để xác định rõ nguyên nhân và để đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh.

Để chữa khỏi bệnh mề đay, bệnh nhân trước tiên cần loại bỏ tận gốc các nguyên nhân gây kích ứng cho cơ thể, mẩn ngứa da. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh nhân cần sử dụng thuốc corticosteroid, thuốc kháng histamin, hay một số loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đối với các trường hợp nổi mề đay do di truyền thì khả năng tự khỏi rất hiếm gặp. Đặc biệt, bệnh nhân thường tái phát nhiều lần dù đã áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp điều trị cho trường hợp này chỉ là giải pháp tạm thời để giảm bớt ngứa ngáy, khó chịu cho bệnh nhân.

Giải đáp cho băn khoăn nổi mề đay có lây không?

Nổi mề đay mãn tính hay di truyền thì khả năng tự khỏi rất khó

Các dạng mề đay thường gặp

Mặc dù dị ứng hiện là nguyên nhân gây mề đay phổ biến nhất hiện nay nhưng cũng không nên loại trừ một số yếu tố khác cũng có thể gây nên tình trạng này. Nắm được chính xác các nguyên nhân chính  sẽ giúp bệnh nhân có được liệu trình điều trị thích hợp và ngăn ngừa sự tái phát.

Mề đay dị ứng

Ở dạng này các vết mày đay hình thành nên là do cơ thể tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Các yếu tố gây dị ứng phổ biến hiện nay gồm có: Thuốc, phấn hoa, thực phẩm, côn trùng cắn.

Mề đay vật lý

Hiện tượng này xảy ra khi tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố thời tiết như: Dưới ánh nắng quá lâu, thời tiết quá lạnh,... sẽ khiến bạn bị nổi mề đay. Nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột sau các hoạt động thể chất  cũng có thể gây ra phát ban.

Mề đay do nhiễm trùng

Một số bệnh dị ứng nhiễm trùng có thể gây ra hiện tượng nổi mề đay. Xuất hiện do vi khuẩn hoặc nấm chẳng hạn như: Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, cảm lạnh, viêm họng liên cầu khuẩn.

Bản thân loại mề đay này không có khả năng lây nhiễm nhưng các loại vi khuẩn tác nhân lại dễ lây lan sang người khác. Bạn sẽ có nhiều nguy cơ nổi mề đay do nhiễm trùng nếu thuộc một số đối tượng như: Phụ nữ đang mang thai, hệ thống miễn dịch bị ức chế,...

Giải đáp cho băn khoăn nổi mề đay có lây không?

Các loại vi khuẩn tác nhân gây mề đay lại dễ lây lan sang người khác

Mề đay mãn tính vô căn

Mề đay mãn tính là trường hợp đa số đều không rõ nguyên nhân. So với mề đay cấp tính thì dạng này gây ra sự khó chịu nhiều hơn đối với bệnh nhân và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng. Thường các triệu chứng sẽ kéo dài hơn 6 tuần cho tới vài năm, thường xuyên tái phát.

Làm sao phòng ngừa bệnh nổi mề đay

Để không phải lo lắng về nguy cơ nổi mề đay cấp tính hay mãn tính, những người có cơ địa dị ứng có thể áp dụng những cách dưới đây phòng tránh bệnh lý này:

  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết ngay từ lần đầu bị nổi mày đay để xác định nguyên nhân chính của việc dị ứng giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Trường hợp bị nổi mề đay do các tác nhân dị ứng như: Thực phẩm, hóa chất, thuốc cần xác định được chính xác về loại thuốc, hóa chất hoặc thực phẩm nào để tuyệt đối không sử dụng trong tương lai. Riêng với các loại hóa chất nên đeo găng tay khi tiếp xúc. Nên chọn và sử dụng các loại mỹ phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên ít kích ứng để tránh gây nổi mề đay.
  • Nếu bị dị ứng với nước lạnh hay thời tiết lạnh: Cần mặc ấm cho cơ thể, sẽ giúp chống lại sự tác động của tác nhân thời tiết nhờ đó mà tránh bị nổi mề đay. Hạn chế sinh hoạt trong môi trường không phù hợp dễ gây kích ứng như: Độ ẩm không khí thấp dễ khiến da khô, dễ gây bệnh viêm da dị ứng theo mùa.
  • Giữ vệ sinh cơ thể mỗi ngày sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc hoặc để  các loại ký sinh trùng xâm nhập như: Bọ chét, mạt nhà, chấy rận,...
  • Không nên mặc quần áo làm từ những vật liệu dễ gây kích ứng da. Đồng thời, tránh mặc quần áo quá chật để hạn chế việc da bị cọ sát, bí hơi gây kích ứng tại chỗ.

Giải đáp cho băn khoăn nổi mề đay có lây không?

Giữ vệ sinh cơ thể mỗi ngày sạch sẽ là cách đơn giản phòng ngừa nổi mề đay

Đến đây bạn chắc hẳn đã có thể trả lời cho câu hỏi nổi mề đay có lây không rồi phải không nào? Việc xác định được chính xác nguyên nhân là điều kiện tiên quyết giúp bệnh được điều trị một cách nhanh chóng. Do đó, hãy lưu ý với các tác nhân mang nguy cơ cao khiến bạn nhiễm bệnh và thăm khám ngay khi có các dấu hiệu mề đay nhé.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin