Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nổi mề đay ở trẻ em có nguy hiểm không?

Ngày 23/05/2022
Kích thước chữ

Mề đay ở trẻ em thường xuất hiện do dị ứng với các biểu hiện ngoài da như nổi mẩn đỏ, sưng phù, ngứa ngáy khó chịu. Thông thường các triệu chứng này sẽ biến mất sau 24 giờ, nhưng nếu không điều trị đúng cách, nổi mề đay vẫn có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Nổi mề đay là hiện tượng thường gặp, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Trẻ em bị nổi mề đay thường hay quấy khóc, mất ngủ, kén ăn và đi kèm nhiều triệu chứng bệnh khác như ngứa ngáy, nổi ban đỏ khắp cả người. Tình trạng này khiến bố mẹ rất lo lắng, sốt ruột và không ít người đặt ra câu hỏi: “Nổi mề đay có gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ hay không?”

Nổi mề đay ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nổi mề đay là tình trạng mao mạch trên da bị tổn thương bởi những tác nhân gây dị ứng làm trung bì bị sưng phù lên. Khi một chất lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ có phản ứng chống lại chúng, sinh ra chất trung gian hóa học Histamin và gây sưng viêm. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là ở trẻ em. Nguyên nhân là do các bé thường có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện như người trưởng thành nên khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh cũng kém hơn.

Căn cứ vào mức độ và thời gian xuất hiện bệnh, người ta chia nổi mề đay ở trẻ em thành 2 loại:

  • Mề đay cấp tính: Các triệu chứng diễn ra trong ngày và không kéo dài quá 6 tuần. Phần lớn trường hợp bệnh sẽ tự động khỏi, phụ huynh không cần điều can thiệp điều trị quá nhiều.
  • Mề đay mãn tính: Tình trạng mề đay kéo dài hơn 6 tuần, những triệu chứng dai dẳng của bệnh sẽ khiến bé rất khó chịu.

Bệnh mề đay gây ngứa ngáy nên thường khiến bé quấy khóc, mất ngủ, biếng ăn hơn. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ như như nhiễm trùng da, phù mạch, khó thở, thanh quản co thắt, sốt, suy nhược cơ thể, sốc phản vệ,... 

Nổi mề đay ở trẻ em có nguy hiểm không? 1

Tình trạng nổi mề đay ở trẻ em có nguy hiểm không

Những dấu hiệu nổi mề đay ở trẻ em mà bố mẹ nên biết

Các triệu chứng của nổi mề đay ở trẻ nhỏ rất dễ phát hiện, bố mẹ có thể nhận biết  kịp thời qua một số biểu hiện như:

Nổi mẩn đỏ

Trẻ nổi mẩn đỏ hồng, các đốt nhỏ li ti mọc rải rác hoặc từng đám trên da, có trường hợp các vết đỏ này sẽ hình thành theo các đường gãi, trẻ gãi đến đâu thì các vết đỏ xuất hiện đến đó. Những mẩn đỏ này có thể xuất hiện ở khắp cơ thể, đặc biệt là vùng da hở như cổ, tay, chân. Một số trường hợp khác mề đay còn hình thành ở cả vùng lưng, mình hay thậm chí là mặt.

Nổi mề đay ở trẻ em có nguy hiểm không? 2

Trẻ nổi mẩn đỏ hồng, các đốt nhỏ li ti mọc rải rác hoặc từng đám trên da

Ngứa ngáy

Đây là triệu chứng rất phổ biến của mề đay, do phản ứng giữa Histamin và dị nguyên xâm nhập vào cơ thể gây ra. Những cơn ngứa châm chích hoặc dữ dội xuất hiện sẽ khiến cho trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu. Trẻ em thường không tự chủ được nên sẽ giải tỏa cơn ngứa bằng việc gãi. Điều này không chỉ không giúp bớt ngứa mà còn làm cho các đốm mề đay lan rộng và dễ nhiễm trùng hơn. 

Nổi mề đay ở trẻ em có nguy hiểm không? 3

Gãi ngứa làm các đốm mề đay lan rộng và dễ nhiễm trùng hơn

Phù mạch

Phù mạch là dấu hiệu cho thấy bệnh nổi mề đay đã chuyển nặng ở trẻ. Những nốt ban đỏ, sẩn phù xuất hiện bất ngờ có thể làm một vùng nào đó trên cơ thể sưng to hơn gọi là phù mạch. Triệu chứng này thường diễn ra ở những vị trí da nhạy cảm như mặt, môi, mí mắt, cơ quan sinh dục ngoài… Thậm chí có trường hợp, phù mạch còn xuất hiện bên trong các cơ quan nội tạng như ống tiêu hóa, thanh quản gây đau bụng, khó thở, rối loạn nhịp tim ở trẻ. Đây đều là những dấu hiệu hết sức nguy hiểm, phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm.

Nguyên nhân nổi mề đay ở trẻ em

Trẻ em bị nổi mề đay có thể do rất nhiều nguyên nhân, dưới đây là một số tác nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này mà bố mẹ cần tránh cho con em mình tiếp xúc.

  • Sử dụng thực phẩm gây dị ứng: Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như cua, tôm, lạc, sữa,... có thể là nguyên nhân khởi phát quá trình nổi mề đay ở trẻ. Phụ huynh cần quan sát thói quen ăn uống của trẻ để tránh cho con dùng những thực phẩm này.
  • Thời tiết thay đổi: Thời tiết biến đổi thất thường trong giai đoạn giao mùa cũng khiến bệnh mề đay dễ bùng phát ở trẻ nhỏ. Bố mẹ cần chăm sóc trẻ cẩn thận trong thời điểm này để phòng trường hợp mề đay xuất hiện.
  • Ô nhiễm không khí: Những tác nhân gây hại bên ngoài môi trường như khói bụi, lông động vật, sợi vải thừa, phấn hoa,... là dị nguyên phổ biến kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể trẻ nhỏ.
  • Dùng thuốc tây trong thời gian dài: Nếu trẻ phải điều trị các bệnh khác bằng nhóm thuốc penicillin hoặc thuốc giảm đau lâu ngày thì nguy cơ mề đay xuất hiện cũng cao hơn bình thường.
  • Mắc bệnh nhiễm trùng cấp: Bệnh nhiễm trùng cấp như viêm amidan, cảm lạnh, viêm họng,... không những làm bé sốt cao mà còn có thể khiến ga bị kích ứng và gây ra bệnh mề đay.

Nổi mề đay ở trẻ em có nguy hiểm không? 4

Sử dụng nhầm các thực phẩm gây dị ứng có thể làm nổi mề đay ở trẻ

Trên đây là những thông tin cần thiết về tình trạng nổi mề đay ở trẻ em. Biết được những dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bố mẹ có phương pháp phòng chống cũng như điều trị bệnh dị ứng nổi mề đay xuất hiện ở con mình một cách hiệu quả nhất.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin