Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nồng độ oxy trong máu bất thường sẽ phản ánh điều gì?

Ngày 20/08/2021
Kích thước chữ

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc mỗi gia đình chủ động trang bị máy đo nồng độ oxy trong máu là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn và gia đình theo dõi được tình trạng sức khỏe, kịp thời có những biện pháp hỗ trợ trong tình trạng xấu nhất.

Hiện nay, một số người vẫn chưa hiểu rõ được nồng độ oxy trong máu là gì?  Việc nồng độ oxy trong máu có dấu hiệu bất thường sẽ phản ánh được điều gì về sức khỏe của cơ thể. Cùng tìm hiểu nhé. 

Máy đo nồng độ oxy trong máu là gì?

Máy đo nồng độ oxy trong máu là một dụng cụ theo dõi sức khỏe,  dùng để đo độ bão hòa oxy trong máu và nhịp tim của con người, giúp người sử dụng phát hiện ra những vấn đề bất thường trong cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thiết bị sẽ đo mức oxy trong máu động mạch mà không cần sử dụng bất kỳ phương tiện xâm lấn nào. 

Máu giàu oxy động mạch sẽ từ tim chảy đến các bộ phận trong cơ thể, tại đó, nó được khuếch tán đến các mô và tế bào. Khi thiếu oxy trong máu, các mô sẽ không được cung cấp oxy đúng cách, gây nguy hiểm cho sức khỏe. 

Máy đo nồng độ oxy trong máu dùng để đo độ bão hòa oxy trong máu và nhịp tim của con người

Độ bão hòa oxy trong máu là gì?

Bão hòa oxy là một phân tử Hemoglobin khi gắn đủ với 4 phân tử oxy. Độ bão hòa oxy trong máu hay còn được gọi là SpO2, biểu thị có tỷ lệ Hemoglobin có oxy trong tổng Hemoglobin có trong máu. Khi các phân tử Hemoglobin gắn đủ oxy thì lúc này chỉ số SpO2 là 100%.

Chỉ số này là một dấu hiệu sinh tồn của cơ thể. Khi cơ thể bị thiếu máu, các cơ quan như gan, não, tim,... sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và nguy hại đến sức khỏe. Do đó, cần phải theo dõi chỉ số này thường xuyên và liên tục để kịp thời can thiệp, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng nguy hiểm. 

Vậy nồng độ oxy trong máu (SpO2) bình thường là bao nhiêu?

Một người có nồng độ oxy trong máu ở mức bình thường là nằm trong khoảng từ 95% - 100%.

  • Lượng oxy trong máu hòa tan khoảng 97% - 99%: Đây là oxy trong máu tốt.
  • Lượng oxy trong máu hòa tan khoảng 94% - 96%: Đây là oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy.
  • Lượng oxy trong máu hòa tan ở mức 90% - 93%: Đây là mức oxy trong máu thấp, cần có bác sĩ thường xuyên theo dõi tình trạng.
  • Lượng oxy trong máu hòa toàn dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Đây là hiệu suy hô hấp nặng.
  • Lượng oxy trong máu thấp hơn 90%: Đây là một ca cấp cứu lâm sàng.
  • Lượng oxy trong máu đối với trẻ sơ sinh phải trên 94%, nếu chỉ số này của trẻ em dưới 90%, cần có sự can thiệp của bác sĩ.

Bão hòa oxy là một phân tử Hemoglobin khi gắn đủ với 4 phân tử oxy

Nồng độ oxy (SpO2) bất thường phản ánh điều gì ? 

Ngộ độc khí CO

CO là một khí độc, không màu, không mùi, được sản sinh nhiều khi đốt than củi, hút thuốc lá và khí thải từ các phương tiện giao thông. CO khi đi vào cơ thể sẽ thay thế vị trí gắn vào Sắt của Oxy trên phân tử Hb (thành phần chính của máu), làm giảm nồng độ Oxy trong máy, gây ngộ độc CO, nếu không được phát hiện kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong.

Thiếu máu

Thiếu máu tức là nồng độ Hb trong máu giảm thấp hơn bình thường. Vì Hb làm nhiệm vụ vận chuyển Oxy nên khi thiếu máu, lượng Oxy trong cơ thể cũng giảm xuống. Thiếu máu có thể gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, suy nhược cơ thể và lâu dần có thể gây suy tim.

Để phát hiện kịp thời tình trạng thiếu máu của cơ thể, ta có thể sử dụng máy đo oxy dựa vào mạch đập, máy sẽ cho kết quả chỉ số SpO2 chính xác khi nồng độ hemoglobin giảm xuống 2 - 3g/dL.

Phát hiện giảm thông khí

Rối loạn giảm thông khí được chẩn đoán khi nồng độ PaCO2 (phân áp CO2 máu động mạch) > 45mmHg và nồng độ PaO2 (phân áp O2 máu động mạch) < 70 mmHg. Những chỉ số này liên quan trực tiếp đến chỉ số SpO2 trong máu, phát hiện kịp thời sự thay đổi bất thường nồng độ Oxy trong máu giúp tránh được những tác hại của rối loạn giảm thông khí.

Hỗ trợ điều trị bệnh lý hô hấp

Những bệnh nhân có SpO2 đo được dưới 93%, được đánh giá là thiếu Oxy và cần được thở Oxy hoặc sử dụng máy thở trong trường hợp bệnh nhân không tự thở được. Với bệnh nhân đi ra từ môi trường thiếu oxy như nhà máy, lò đốt, mỏ quặng... khi cấp cứu, bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng oxy cho bệnh nhân thở cho tới khi chỉ số SpO2 ở mức ổn định là 97 - 100%. Mức oxy được sử dụng cho bệnh nhân tiếp tục được giữ cho tới khi họ thở ổn định trở lại.

Một số lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu

  • Trước khi sử dụng, cần đọc kỹ hướng dẫn.
  • Vệ sinh ngón tay bằng bông hoặc khăn mềm tẩm cồn để đảm bảo thiết bị cho ra kết quả chính xác nhất.
  • Trong quá trình đo, không được cử động mạnh.
  • Không sử dụng máy đo nồng độ oxy ở một ngón tay trong vòng 30 phút.
  • Không sử dụng các vật sắc nhọn tác động lên thiết bị.
  • Khi có tín hiệu pin yếu, hãy thay pin để đảm bảo thiết bị hoạt động chính xác nhất.
  • Khi di chuyển từ môi trường nóng sang môi trường lạnh, không nên sử dụng ngay lập tức. Vì như vậy thiết bị sẽ cho ra kết quả không chuẩn xác.
  • Không để món tay nhọn, hoặc sơn móng tay sáng màu, ảnh hưởng đến quá trình cho ra kết quả chính xác.
  • Không bảo quản hoặc sử dụng thiết bị ở những nơi dễ xảy ra cháy nổ.

Những lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu

Để tìm mua một máy đo nồng độ oxy trong máu, bạn có thể tìm ở những nơi uy tín như các nhà thuốc, bệnh viện hay các cơ sở y tế. Đồng thời, bạn cần phải xem xét thêm các tiêu chí như về thương hiệu, nơi xuất xứ, công dụng, chất lượng và những chức năng đi kèm của sản phẩm để chọn một thiết bị tốt nhất cho gia đình. 

Hiện nay, nhà thuốc Long Châu đang cung cấp Máy Đo Nồng Độ Oxy Spo2 Kẹp Ngón Tay Fingertip Pulse Oximeter A2 được nhiều người tin dùng, máy cải tiến với các tính năng không xâm lấn và liên tục để phát hiện nồng độ oxy trong máu (SPO2), nhịp đập của tim (PR). Trọn bộ sản phẩm bao gồm: Máy chính và cảm biến SPO2, pin và hướng dẫn sử dụng. 

Qua bài viết trên, mong bạn có thể nhanh chóng chọn được sản phẩm thích hợp, hiểu rõ sự bất thường của nồng độ oxy trong máu để có kiến thức bảo vệ tốt sức khoẻ gia đình mình.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin