Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Màu sắc nước tiểu thay đổi là cơ sở, dấu hiệu góp phần chẩn đoán nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu hoặc thận, bàng quang,… Để biết nước tiểu màu nâu đỏ là triệu chứng của bệnh gì, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.
Nước tiểu màu nâu đỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là bệnh lý hoặc chế độ ăn uống, sinh hoạt,… Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những vấn đề sức khỏe liên quan đến việc nước tiểu chuyển sang màu đỏ.
Màu của nước tiểu có thể thay đổi theo chế độ dinh dưỡng, đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các thực phẩm và đồ uống có chứa một số hoạt chất đặc biệt, điển hình như:
Việc thay đổi màu sắc của nước tiểu có liên quan đến chế độ ăn uống các thực phẩm, đồ uống nêu trên và tình trạng này không kéo dài quá lâu, thường tối đa chỉ 1 – 2 ngày nên nếu sau quãng thời gian này mà bạn vẫn thấy màu nước tiểu không trở lại bình thường thì hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.
Ngoài tác động bởi thực phẩm thì nước tiểu màu nâu đỏ còn có thể bị tác động bởi các loại thuốc mà bạn uống, cụ thể là:
Màu của nước tiểu có xu hướng đậm dần khi cơ thể mất nước và không được bổ sung lượng nước cần thiết. Nếu cơ thể bị thiếu nước, nước tiểu sẽ cô đọng hơn, có màu đậm đặc hơn. Ngược lại, khi cơ thể đủ nước thì nước tiểu loãng hơn, màu nhạt hơn hoặc thậm chí trong suốt nếu bạn uống nhiều nước.
Tình trạng mất nước của cơ thể thường đến từ việc uống không đủ nước mỗi ngày hoặc do các tình trạng như sốt cao, tiêu chảy, tăng cường vận động thể lực,… làm lượng nước trong cơ thể giảm nhanh và màu nước tiểu đậm đặc hơn, thường có màu vàng đậm đến nâu đỏ.
Với trường hợp mất nước nặng màu của nước tiểu có thể chuyển sang đậm đặc hơn, có màu nâu hoặc màu nâu đen do tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, thiếu nước trầm trọng.
Màu nước tiểu thay đổi ngoài liên quan đến ăn uống, các loại thuốc đang sử dụng còn là dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề về thận. Một số bệnh lý gây nước tiểu chuyển màu nâu đỏ gồm:
Bệnh thận: Các vấn đề về thận như viêm nhiễm, tăng huyết áp, sỏi thận, suy thận,… làm ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu. Các trường hợp bệnh tiến triển nhanh làm nước tiểu chuyển màu nâu đỏ kèm theo các dấu hiệu cụ thể khác như đau bụng, đau lưng,…
Bài tiết chất thải: Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng với hệ thống bài tiết chất thải ra khỏi máu, đưa chất thải vào nước tiểu và thải ra khỏi cơ thể. Nếu thận có bất cứ vấn đề gì thì nước tiểu chính là một phần phản ánh cụ thể, dễ nhận biết.
Mất căn bằng: Màu nước tiểu có thể là dấu hiệu cho thấy sự mất cân bằng nước và các chất điện giải bên trong cơ thể, đây cũng là một trong những vấn đề liên quan đến chức năng thận. Khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu mất căn bằng nước, đi tiểu có màu nâu đỏ bạn nên đi khám sức khỏe để xác định nguyên nhân và cách chữa trị.
Bệnh về gan cũng có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu nâu đỏ bất thường kèm theo một số biểu hiện cụ thể khác. Những bệnh lý về gan ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu là:
Virus viêm gan: Các loại virus gây viêm gan như viêm gan A, B và C đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lá gan cũng như hệ tiết niệu trong cơ thể. Một số trường hợp bệnh nhân gặp vấn đề về gan đều có nguy cơ làm nước tiểu màu nâu đỏ hoặc màu sắc đậm đặc hơn bình thường.
Viêm gan mạn tính: Tình trạng viêm gan mạn tính diễn ra trong thời gian dài sẽ làm thay đổi màu sắc của nước tiểu vì bệnh tác động đến cơ chế tiết niệu tự nhiên của cơ thể.
Suy gan: Một trong những bệnh nguy hiểm về gan làm thay đổi màu sắc nước tiểu là bệnh suy gan. Đây là bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến gan, diễn ra khi lá gan không hoạt động đúng cách. Với trường hợp nước tiểu màu nâu đỏ do nguyên nhân này khá phổ biến và cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bài tiết chất thải: Gan có vai trò quan trọng đối với việc thải bỏ chất thải, độc tố tích tụ trong cơ thể. Khi lá gan gặp vấn đề thì các chất thải này sẽ làm tác động đến hệ bài tiết, cụ thể là màu sắc nước tiểu.
Mong rằng qua bài viết trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn biết thêm về tác nhân làm nước tiểu màu nâu đỏ. Khi nhận thấy màu sắc nước tiểu thay đổi bất thường thành màu nâu đỏ, nâu đen, tốt hơn hết bạn nên đến bệnh viện để thăm khám sức khỏe và điều trị bệnh (nếu có).
Xem thêm: Nước tiểu màu hồng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.