Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, kháng sinh thường phổ biến trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Chính vì vậy, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kháng sinh, gây khó khăn trong việc lựa chọn của người bệnh. Trong bài viết này sẽ giới thiệu những thông tin về thuốc kháng sinh và một số kháng sinh thông dụng.
Kháng sinh là một loại thuốc phổ biến, thường được sử dụng trong điều trị để giảm triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, không ai cũng biết các thông tin và kiến thức liên quan đến loại thuốc này. Vui lòng theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu thêm về một số loại kháng sinh thông dụng hiện nay.
Thuốc kháng sinh (hay còn gọi là trụ sinh, chất kháng khuẩn) là loại thuốc giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, hoạt động bằng cách ngừng sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trong cơ thể người hoặc động vật.
Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ phát triển và dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do số lượng vi khuẩn quá lớn, phát triển quá nhanh hoặc có tính chất phức tạp khiến hệ miễn dịch trở nên quá tải. Khi đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để hỗ trợ cơ thể loại bỏ các tác nhân gây hại này.
Đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đã ra mắt loại thuốc kháng sinh đầu tiên với tên gọi là Salvarsan. Sự kiện này đã có ảnh hưởng tích cực đến sự tiến bộ của y học, giúp kéo dài thêm 23 năm tuổi thọ trung bình của con người.
Chẳng hạn, vào năm 1928, nhà khoa học Alexander Fleming đã phát hiện ra một loại thuốc kháng sinh tên là penicillin khi ông kiểm tra các đĩa nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm. Phát hiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc tìm ra các chất kháng sinh tự nhiên.
Rất nhiều người đã qua đời vì các bệnh nhiễm trùng nhẹ như viêm họng liên cầu khuẩn trước khi thuốc kháng sinh ra đời. Tuy nhiên, kể từ khi thuốc ra đời, những bệnh lý này đã có thể điều trị dễ dàng, góp phần nâng cao tuổi thọ con người. Ngoài ra, thuốc còn được dùng để ngăn ngừa nhiễm trùng trong các ca phẫu thuật, bảo đảm an toàn cho bệnh nhân.
Thuốc kháng sinh hoạt động bằng cách ngừng tổng hợp thành tế bào, làm tăng độ thấm của màng tế bào, nó cũng ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein, các quá trình trao đổi chất khác và chuyển hóa axit nucleic. Nhờ đó, thuốc thực hiện hai chức năng chính là tiêu diệt vi khuẩn hoặc ức chế sự phát triển của chúng.
Thuốc có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau:
Có! Kháng sinh là một loại thuốc rất quan trọng, đặc biệt trong các trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng mà hệ miễn dịch không thể xử lý được, khi đó kháng sinh sẽ giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh còn được sử dụng để ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của vi khuẩn trong trường hợp người bệnh bị tổn thương hoặc cần phải can thiệp phẫu thuật.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng thuốc kháng sinh cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ qua việc thăm khám trực tiếp. Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc và gây ra nhiều tác dụng phụ. Những trường hợp nhiễm trùng nhẹ không nên tự ý dùng thuốc, vì lúc này hệ miễn dịch có thể tự loại bỏ vi khuẩn mà không cần can thiệp.
Khi phải sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo liều lượng phù hợp với từng đối tượng, tránh tình trạng dùng sai, thiếu hoặc thừa thuốc.
Có 4 dạng chính của thuốc kháng sinh được sản xuất, bao gồm:
Kháng sinh dạng uống có thể có dưới dạng viên nén, viên nang hoặc dung dịch uống. Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng từ mức độ nhẹ đến trung bình.
Thuốc được tiêm vào cơ bắp hoặc tĩnh mạch và thường được sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng hơn.
Loại thuốc này thường được bào chế dưới dạng kem bôi, thuốc xịt hoặc thuốc nhỏ, dùng để điều trị các nhiễm trùng ngoài da, mắt, tai,...
Thuốc đặt âm đạo thường được chế tạo dưới dạng viên đạn hoặc viên mềm, được đặt trực tiếp vào âm đạo theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ để điều trị các vấn đề phụ khoa do vi khuẩn gây nên.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc kháng sinh, nhưng cơ bản chúng được phân thành 6 nhóm chính dưới đây:
Xuất hiện sớm nhất, hoạt động bằng cách phá hủy vách tế bào vi khuẩn. Bao gồm các phân nhóm như: Penicillin, cephalosporin, monobactam và carbapenem, được dùng rộng rãi trong điều trị diệt khuẩn.
Gồm kanamycin, streptomycin, gentamicin... Nhóm này ức chế vi khuẩn gram âm, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lao.
Lincomycin, clindamycin thuộc nhóm này, kìm hãm vi khuẩn bằng cách ngăn tổng hợp protein, dùng cho nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp, xương khớp, sinh dục.
Azithromycin, erythromycin, clarithromycin ngăn vi khuẩn phát triển, hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng phổi, ngực và thay thế cho người dị ứng penicillin.
Gồm cloramphenicol và thiamphenicol, ngăn vi khuẩn tổng hợp protein, dùng trị nhiễm khuẩn mắt, da, âm đạo...
Diệt nấm trên da và niêm mạc, gồm nystatin, ketoconazole, griseofulvin, hiệu quả với nấm candida, trichophyton...
Tùy theo tình trạng bệnh và thể trạng sức khỏe, cơ địa của từng người mà các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn dùng riêng hoặc sử dụng kết hợp một số loại kháng sinh lại với nhau.
Cephalexin là thuốc kháng sinh cephalosporin và thuộc nhóm β-lactam. Loại kháng sinh này được sử dụng trong quá trình điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm tai giữa, bệnh da liễu, nhiễm trùng răng, viêm xương khớp, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
Tương tự như các loại kháng sinh khác, cephalexin không có hiệu quả đối với các bệnh lý do virus gây ra nên không có tác dụng trong điều trị cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản cấp tính,…
Ngoài ra, loại thuốc kháng sinh này còn xuất hiện nhiều trong thuốc biệt dược.
Erythromycin là loại thuốc kháng sinh kê đơn được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Cơ chế hoạt động của erythromycin là giúp ức chế và đồng thời ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn gram âm, gram dương.
Tuy nhiên, thuốc này hầu như không có đáp ứng với vi khuẩn gram âm ưa khí, cũng như các bệnh do virus gây ra.
Thuốc kháng sinh azithromycin thuộc nhóm Macrolid. Dược phẩm này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nhạy cảm với các chủng vi khuẩn như sau: Streptococcus pneumonia, Haemophilus parainfluenzae, Borrelia burgdorferi, Clostridium perfringens, …
Azithromycin thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp như nhiễm khuẩn đường hô hấp, sinh dục hoặc nhiễm khuẩn da và mô mềm.
Thuốc kháng sinh clarithromycin có tác dụng điều trị bằng cách ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn trong các bệnh như: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi,… Bên cạnh đó, thuốc còn có thể dùng thay thế penicilin cho bệnh nhân bị dị ứng với các hoạt chất của penicillin hoặc có thể dùng kết hợp với một số thuốc chống loét khác để tăng cường khả năng điều trị bệnh viêm loét dạ dày.
Amoxicillin là thuốc kháng sinh kê đơn khá phổ biến và thường được chỉ định để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Loại thuốc này thuộc nhóm kháng sinh penicillin. Chúng hoạt động bằng cách tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Chính nhờ tác dụng này mà amoxicillin không chỉ giúp tiêu diệt nguồn bệnh mà còn có khả năng loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh.
Amoxicillin thường được chỉ định điều trị đối với các trường hợp bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm nướu, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm xoang, nhiễm khuẩn da,… Tuy nhiên, loại kháng sinh này không mang lại nhiều tác dụng hiệu quả trong việc điều trị cảm cúm, cảm lạnh thông thường hoặc các bệnh do virus gây nên.
Đây là những loại thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hoặc không gây kích ứng đường tiêu hóa.
Các loại thuốc này bao gồm: Nhóm quinolon (milosacin, rosoxacin, ciprofloxacin…); nhóm nitroimidazol (metronidazol, tinidazol…); nhóm cyclin (tetracyclin, doxycyclin…).
Đối với các viên thuốc có lớp bao tan trong ruột, không phân biệt là thuộc nhóm kháng sinh nào, bạn có thể uống khi no hoặc đói (tuy nhiên, tốt nhất là uống khi đói với một cốc nước sôi để nguội).
Đây là những loại thuốc dễ bị phân hủy trong môi trường dịch vị dạ dày hoặc hấp thu kém khi có thức ăn. Do đó, bạn nên uống thuốc 1 tiếng trước bữa ăn hoặc 2 tiếng sau bữa ăn.
Các loại thuốc này bao gồm:
Sau đây là một số điều cần nhớ khi dùng thuốc kháng sinh:
Các loại thuốc nói chung và thuốc kháng sinh nói riêng đều cần phải sử dụng an toàn mới đem lại hiệu quả. Riêng đối với thuốc kháng sinh trị bệnh nhiễm khuẩn lại cần phải đặc biệt chú ý hơn nữa vì nếu sử dụng không hợp lý sẽ đưa đến những tác hại rất lớn.
7 nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh được các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh cần phải thực hiện bao gồm:
Thuốc có thể gây ra một số phản ứng phổ biến như phát ban, buồn nôn, tiêu chảy và nhiễm nấm men. Bên cạnh đó, người sử dụng cũng cần lưu ý đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng (đặc biệt là khi tự ý sử dụng) của thuốc kháng sinh, như nhiễm trùng C.diff, nhiễm khuẩn kháng thuốc, hoặc phản ứng dị ứng nặng.
Sau khi sử dụng thuốc, nếu người bệnh gặp phải các triệu chứng bất thường, cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Thuốc kháng sinh cần được sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ. Thông thường, thuốc không được khuyến cáo cho những người có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, thuốc không nên được sử dụng cho các trường hợp nhiễm trùng do virus, bao gồm: Cảm cúm, cảm lạnh thông thường hoặc sổ mũi, viêm phế quản (trong đa số trường hợp), đau họng, nhiễm trùng xoang do virus…
Thuốc kháng sinh bao gồm nhiều loại khác nhau, được chỉ định tùy theo tình trạng bệnh lý và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Việc phân loại thuốc cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Để có thông tin chính xác về cách phân biệt các loại thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn thêm.
Thuốc kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp bệnh cần thiết. Số lần sử dụng thuốc trong một năm cần được bác sĩ đánh giá để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Nếu người bệnh đã sử dụng kháng sinh quá nhiều lần trước đó, bác sĩ có thể xem xét chuyển sang phương pháp điều trị khác thích hợp hơn.
Thuốc kháng sinh có hiệu quả điều trị cao, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Đặc biệt, việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, làm giảm hiệu quả diệt khuẩn của thuốc. Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Danh sách 10 loại kháng sinh phổ biến thường được sử dụng: Aminoglycoside, cephalosporin, penicillin, monobactam, carbapenem, fluoroquinolone, macrolide, sulfonamid, tetracycline, trimethoprim,...
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, thể trạng và loại thuốc được chỉ định, thời gian thuốc kháng sinh phát huy tác dụng có thể khác nhau. Thông thường, sau khi sử dụng, thuốc sẽ phát huy tác dụng ngay, và chỉ trong vài ngày đầu điều trị, người bệnh sẽ cảm nhận được sự cải thiện. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 5 - 14 ngày.
Trong suốt thời gian sử dụng thuốc, bạn nên tránh uống rượu bia, thuốc tránh thai và một số loại thuốc có thể gây tương tác tiêu cực, như thuốc warfarin, thuốc chẹn beta, thuốc kháng axit, thuốc kháng viêm không steroid…
Có! Việc sử dụng các đợt thuốc quá gần nhau có thể làm tăng nguy cơ xảy ra hoặc làm nặng thêm các tác dụng phụ mà người bệnh gặp phải. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách sử dụng thuốc.
Bài viết trên đã khép lại với những thông tin hữu ích về kháng sinh và các loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nói chung và kháng sinh nói riêng, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.