Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Ở cữ bao nhiêu ngày thì được tắm?

Ngày 11/08/2022
Kích thước chữ

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc kiêng tắm sau sinh khiến không ít bà mẹ sau sinh cảm thấy hoang mang. Vậy theo quan điểm của các bác sĩ, ở cữ bao nhiêu ngày thì được tắm?

Theo quan niệm của “các cụ” xưa kia, phụ nữ mới sinh nên kiêng tắm ít nhất 1 tháng. Tuy nhiên, những bà mẹ hiện đại ngày nay cho rằng việc kiêng khem này hoàn toàn không cần thiết. Hai quan điểm “đối nhau chan chát” giữa các thế hệ khiến không ít sản phụ hoang mang. Vậy theo các bác sĩ thì sao? Ở cữ bao nhiêu ngày thì được tắm?

Ở cữ là gì?

Trước khi tìm hiểu về thời gian kiêng tắm sau sinh, chúng ta nên hiểu rõ ở cữ là gì. Ở cữ là khái niệm dùng để chỉ khoảng thời gian sản phụ sau sinh nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, phục hồi cơ thể. Khoảng thời gian này có thể dài ngắn khác nhau tùy tình hình sức khỏe thực tế của mỗi người. 

Trong thời gian này, người mẹ cần có chế độ chăm sóc cơ thể đặc biệt. Những vấn đề họ quan tâm không chỉ là ăn gì? kiêng ăn gì mà còn là tắm gội như thế nào. Không ít sản phụ “đau đầu” với thắc mắc ở cữ bao nhiêu ngày thì được tắm. Bởi không tắm thì cơ thể ngứa ngáy, khó chịu. Tắm thì lo lắng sẽ gặp những vấn đề sức khỏe về sau. Vậy lời khuyên của các bác sĩ là gì?

ở cữ bao nhiêu ngày thì được tắm 1 Mọi sản phụ đều quan tâm đến vấn đề tắm gội sau sinh

Ở cữ bao nhiêu ngày thì được tắm?

Với câu hỏi “Ở cữ bao nhiêu ngày thì được tắm?”, các bác sĩ khuyên rằng thời gian lý tưởng nhất là khoảng 4 - 6 ngày sau sinh. Thông thường, sản phụ sinh thường sẽ nhanh hồi phục hơn sản phụ sinh mổ nên có thể tắm sớm hơn. Tuy nhiên, đây không phải quy định “cứng” áp dụng cho mọi sản phụ. 

Tốt nhất, sản phụ nên tắm khi những vết thương hở đã se lại. Đối với sản phụ sinh thường, đó có thể là vết khâu tầng sinh môn. Đối với sản phụ sinh mổ, đó chính là vết mổ ở phần bụng dưới. Nếu thấy vết thương chưa lành, có dịch chảy ra từ vết thương, tốt nhất sản phụ vẫn nên kiêng tắm. 

Việc ở cữ bao nhiêu ngày thì được tắm còn phụ thuộc tình trạng sức khỏe và phụ thuộc vào việc sản phụ có gặp biến chứng gì sau sinh không. Thời gian đầu khi ở cữ, việc tắm hàng ngày không tốt. Nhưng sau đó khoảng 10 ngày, sản phụ có thể tắm nhanh hàng ngày.

ở cữ bao nhiêu ngày thì được tắm 2 Khi nào được tắm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi sản phụ

Vì sao ở cữ không nên tắm quá sớm?

Việc tắm quá sớm và không kiêng cữ trong những ngày đầu sau sinh không tốt cho sức khỏe người mẹ. Lý do là: 

  • Khi sinh, sản phụ bị mất nhiều máu nên khí huyết giảm. Việc này khiến cơ thể người mẹ dễ nhiễm lạnh, cảm lạnh, cảm cúm. Sau sinh tắm quá sớm khiến sản phụ dễ mắc các chứng bệnh trên. Nguy hiểm hơn, những căn bệnh này có thể lây sang bé. 
  • Sản phụ dù sinh mổ hay sinh thường đều có những vết thương ở tầng sinh môn hoặc ở tử cung và bụng dưới. Khi vết thương chưa se lại đã vội tắm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Phụ nữ khi sinh phải trải qua nhiều cơn đau. Sau sinh, họ lại phải chịu cảm giác đau đớn từ những vết rạch, vết mổ trên cơ thể. Một số phụ nữ gặp chứng đau lưng, đau hông do tác dụng phụ của thuốc gây mê. Tắm quá sớm “bất chấp” cảm giác đau đớn chỉ khiến tình trạng này kéo dài và thêm trầm trọng.

Vì sao ở cữ không nên kiêng tắm quá lâu?

Cùng với thắc mắc ở cữ bao nhiêu ngày thì được tắm, nhiều phụ nữ cũng muốn biết vì sao không nên kiêng tắm quá lâu như quan điểm của “các cụ” thời xưa? Điều kiện sinh hoạt chính là lời giải đáp thỏa đáng nhất cho câu hỏi này. Trước kia, cuộc sống sinh hoạt còn nghèo nàn. Việc tắm gội chủ yếu dùng nguồn nước tự nhiên, dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh. Nhà tắm ngoài trời, không kín gió dễ làm sản phụ trúng gió. 

Nhưng ngày nay, điều kiện sinh hoạt đã đủ đầy và hiện đại hơn rất nhiều. Kiêng tắm quá lâu sẽ dẫn đến những vấn đề như: 

  • Sản phụ thường ở trong phòng kín gió, cơ thể ra nhiều mồ hôi, trên da có nhiều bã nhờn, vi khuẩn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị viêm da, mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. 
  • Kiêng tắm quá lâu cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tuyến vú, tắc tuyến sữa, nhiễm trùng phần phụ…
  • Tắm nước ấm giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ngược lại, kiêng tắm quá lâu khiến mẹ bứt rứt, khó chịu. Tâm trạng từ đó cũng bị ảnh hưởng làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh
ở cữ bao nhiêu ngày thì được tắm 3 Kiêng tắm quá lâu dễ gây mụn nhọt, mẩn ngứa

Cách tắm khoa học cho phụ nữ ở cữ

Đã biết ở cữ bao nhiêu ngày thì được tắm rồi, việc của chị em lúc này là tìm hiểu cách tắm khoa học, tốt cho sức khỏe. Bác sĩ lưu ý các sản phụ trong giai đoạn ở cữ những điều sau: 

  • Những ngày đầu sau sinh sản phụ không nên tắm mà chỉ cần vệ sinh phần phụ và lau người nhẹ nhàng với nước ấm. 
  • Nếu những lần tắm đầu tiên, sản phụ thấy đau và khó khăn nên nhờ người thân giúp đỡ. 
  • Giai đoạn ở cữ, sản phụ nên tắm nhanh nhất có thể. Sau khi tắm xong nên lau khô, sưởi ấm chân tay để tránh nhiễm lạnh.
  • Trước khi tắm, sản phụ nên điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp.
  • Tránh để nhiệt độ phòng ngủ và nhiệt độ phòng tắm chênh lệch quá cao vào mùa đông dễ dẫn đến sốc nhiệt. 
  • Sản phụ mới sinh không nên ngâm bồn để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn các vết thương. Tốt nhất nên tắm dưới vòi hoa sen đứng để hạn chế cảm giác đau đớn. 
  • Phòng tắm phải đảm bảo kín gió, mùa đông nên có bóng sưởi. 
  • Thứ tự hợp lý nhất là rửa mặt, tắm, gội để tránh bị choáng váng. Nếu có thể, sản phụ nên tắm và gội vào 2 khoảng thời gian khác nhau trong ngày hoặc vào 2 ngày khác nhau. 
ở cữ bao nhiêu ngày thì được tắm 4 Sản phụ nên tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng kín gió

Với những giải đáp trên đây, bạn đã biết ở cữ bao nhiêu ngày thì được tắm rồi chứ? Tắm quá sớm hoàn toàn không tốt và kiêng tắm quá lâu cũng không có lợi như nhiều người vẫn nghĩ. Mẹ có thể sử dụng các loại sản phẩm nước xông tắm gội sau sinh an toàn, lành tính. Đừng quên những lời khuyên tắm đúng cách của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe cho chính mình bạn nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin