Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Ở cữ là gì? Ở cữ là bao nhiêu ngày?

Ngày 08/08/2022
Kích thước chữ

Phụ nữ sau sinh cần một khoảng thời gian nhất định để ở cữ. Khoảng thời gian này tùy thuộc tình hình sức khỏe của mỗi người. Vậy ở cữ là gì? ở cữ là bao nhiêu ngày? Kinh nghiệm ở cữ đúng cách là gì?

Sức khỏe người mẹ sau sinh bị suy kiệt và giảm sút trầm trọng. Vì vậy, sản phụ cần có thời gian ở cữ để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn không ít sản phụ chưa biết ở cữ là gì? Ở cữ là bao nhiêu ngày? Ở cữ thế nào cho đúng cách? Nếu bạn cũng là một trong số đó, đây chính xác là bài viết dành cho bạn!

Ở cữ là gì?

Người phụ nữ khi sinh con phải chịu đựng 57 đơn vị đau - tương đương với việc bị gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Hậu sản, trầm cảm sau sinh, băng huyết, áp xe vú, táo bón, rụng tóc sau sinh... chỉ là một số ít trong vô vàn những vấn đề người phụ nữ phải đối mặt sau khi vượt cạn. Vì sức khỏe suy giảm nghiêm trọng và vì những nguy cơ về sức khỏe sau sinh, sản phụ cần được nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục. 

Ở cữ là gì? Đây thực chất là khoảng thời gian để người mẹ nghỉ ngơi, bồi bổ sức khỏe để cơ thể phục hồi sau hành trình “vượt cạn” đầy gian nan. Bất cứ người mẹ sau sinh nào cũng cần được tạo điều kiện để ở cữ. Ở cữ đủ thời gian và đúng cách giúp sức khỏe mẹ nhanh chóng phục hồi. Việc này cũng giúp hạn chế những nguy cơ giảm sút sức khỏe về lâu dài như đau lưng, đau đầu, rối loạn tâm thần…

Không chỉ có ở Việt Nam, phụ nữ ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất chú trọng khoảng thời gian ở cữ. Đặc biệt, ở cữ không chỉ là thời gian dành cho chăm sóc thể chất mà còn phải chú trọng chăm sóc sức khỏe tinh thần của người mẹ.

ở cữ là gì 1 Người mẹ sau sinh cần ở cữ đủ thời gian để phục hồi sức khỏe

Ở cữ là bao nhiêu ngày?

Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, thời gian ở cữ phải đủ 3 tháng 10 ngày. Tuy nhiên khi đã hiểu ở cữ là gì, chúng ta đều biết rằng không có quy định “cứng” về thời gian ở cữ cho mọi sản phụ. Trong xã hội hiện đại, thời gian ở cữ của phụ nữ sau sinh được rút ngắn hơn và tùy thuộc vào sức khỏe, thể trạng của từng mẹ. 

Thông thường, nếu sức khỏe mẹ sau sinh ổn định, khoảng 1 tháng là người mẹ đã có thể phục hồi và bắt đầu quay trở lại cuộc sống thường nhật. Nếu người mẹ khỏe hơn, phục hồi nhanh hơn, thời gian có thể ngắn hơn 1 tháng. Nhưng tốt nhất, sản phụ nên nghỉ ngơi cho đến khi cơ thể thực sự sẵn sàng kết thúc thời kỳ ở cữ. Bởi khoảng thời gian này tuy ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sức khỏe của cả mẹ sau sinh và trẻ sơ sinh. 

ở cữ là gì 2 Mẹ được ở cữ đủ thời gian, sức khỏe tốt mới có thể chăm sóc con tốt

Kinh nghiệm ở cữ đúng cách

Ở cữ là gì? Ở cữ bao lâu nhiều người đã biết. Nhưng ở cữ khoa học và đúng cách như thế nào có thể ít người biết rõ. Vẫn có những sai lầm mẹ sau sinh thường mắc phải khi chăm sóc bản thân dẫn đến những hậu quả khó lường. Các bác sĩ dành cho mẹ sau sinh lời khuyên những việc nên làm, những điều nên tránh trong quá trình ở cữ như sau: 

Những việc nên tránh khi ở cữ

Một số việc cần tránh khi đang trong giai đoạn cử:

  • Hầu hết sản phụ đều trải qua một giai đoạn tăng huyết áp tạm thời sau sinh. Nếu sau khoảng 3 tháng, huyết áp không trở về mức bình thường, sản phụ sẽ có nguy cơ bị bệnh cao huyết áp. Để ổn định huyết áp và phòng ngừa nguy cơ cao huyết áp, sản phụ không nên ăn quá mặn. 
  • Nhiều chị em vì nóng lòng muốn khôi phục vóc dáng sau sinh nên áp dụng chế độ kiêng khem hà khắc. Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn khiến cơ thể mẹ chậm phục hồi thậm chí bị suy nhược. Điều này sẽ làm giảm lượng và chất của nguồn sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe bé yêu. 
  • Những việc như mang vác vật nặng, rướn người cao, tập thể dục cường độ nặng... nên hết sức tránh. Mẹ sau sinh ngoài phải chịu đau đớn ở vết mổ, vết rạch, vết khâu còn bị đau lưng và hông. Vận động mạnh khiến tình trạng này khó phục hồi. 
  • Sản phụ trong thời gian ở cữ không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn và chất kích thích. Chúng có thể truyền qua sữa mẹ vào cơ thể bé nếu sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ. 
  • Trong thời gian ở cữ, mẹ sau sinh nên duy trì tâm trạng vui vẻ, tránh căng thẳng, mệt mỏi để phòng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh. 
  • Phụ nữ sau sinh giảm khí huyết nên rất dễ bị cảm lạnh. Trong thời gian ở cữ người mẹ không nên tắm nước lạnh hoặc đi bơi. 
ở cữ là gì 3 Khi ở cữ, người mẹ cần được chăm sóc cả thể chất lẫn tinh thần, tránh stress

Những việc nên làm khi ở cữ

Khi tìm hiểu ở cữ là gì, chúng ta đều biết đây là thời gian để người mẹ phục hồi cơ thể. Muốn cơ thể phục hồi nhanh chóng, ngoài những việc nên tránh còn có rất nhiều việc nên làm như: 

  • Cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và nên tuân theo chế độ ăn uống đúng cách cho phụ nữ sau sinh. Việc này tốt cho sức khỏe của mẹ và tốt cho sự phát triển của bé trong giai đoạn sơ sinh. Khi cho con bú, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ cao hơn bình thường. Mẹ hãy ăn nhiều bữa với lượng thức ăn phù hợp. 
  • Việc ngủ đủ giấc vừa giúp cơ thể mẹ phục hồi nhanh chóng, vừa giúp sữa mẹ dồi dào.
  • Tình trạng táo bón sau sinh rất thường gặp ở sản phụ. Uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày vừa giúp giảm táo bón hiệu quả, vừa giúp tăng lượng sữa mẹ.
  • Người mẹ cũng cần lưu ý chăm sóc phần phụ đúng cách khi vẫn còn sản dịch sau sinh mổ hay sinh thường. Việc này sẽ rất hữu ích trong việc phòng ngừa bế sản dịch và các bệnh nguy hiểm thời kỳ hậu sản.
  • Khi gần gũi vợ chồng nên biện pháp tránh thai an toàn.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp sản phụ tiết kiệm thời gian, chi phí. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bé yêu. Ngoài ra, tích cực cho con bú mẹ cũng là một cách giảm cân sau sinh hiệu quả. 
ở cữ là gì 4 Người mẹ khi ở cữ nên chú trọng vấn đề dinh dưỡng

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ ở cữ là gì, thời gian ở cữ hợp lý và kinh nghiệm ở cữ khoa học. Chúc mẹ sau sinh sớm phục hồi sức khỏe để chăm sóc chính mình và bé yêu tốt nhất!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin