Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ở người có mấy nhóm máu chính?

Ngày 20/10/2022
Kích thước chữ

Có nhiều nhóm máu khác nhau với tỷ lệ phân bố trong cộng đồng khác nhau. Bạn đã biết ở người có mấy nhóm máu chính chưa? Nếu chưa, cùng tìm hiểu nhanh qua bài viết này bạn nhé!

Máu là chất lỏng được tạo thành từ tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu, huyết tương, lưu thông trong hệ tuần hoàn của cơ thể con người. Máu cung cấp dưỡng chất đồng thời loại bỏ chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Máu được phân chia thành nhiều nhóm. Và trong bài viết này Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu ở người có mấy nhóm máu chính. 

Ở người có mấy nhóm máu chính?

Nhà bác học Karl Landsteiner là người đầu tiên phát hiện ra hệ nhóm máu ABO vào năm 1901. Nhiều năm sau đó, các hệ nhóm máu khác được lần lượt tìm ra như hệ nhóm máu Rh, Lewis, MNS, Kell, Kidd,... Đến năm 2019, có 39 hệ nhóm máu hồng cầu và 367 kháng nguyên nhóm máu được công nhận bởi Hội Truyền máu quốc tế. Trong đó, ABO và Rh là 2 hệ nhóm máu quan trọng nhất.

ở người có mấy nhóm máu chính 1 Ở người có những nhóm máu nào?

Hệ nhóm máu ABO

Ở người có mấy nhóm máu trong hệ ABO? Có 4 nhóm máu là A, B, O và AB trong hệ nhóm máu ABO. Tỷ lệ phân bố trong cộng đồng ở Việt Nam khoảng 45% nhóm máu O, 30% nhóm máu B, 20% nhóm máu A, 5% nhóm máu AB. Mỗi nhóm máu có đặc điểm khác nhau như: 

  • Nhóm máu A trên bề mặt hồng cầu chứa kháng nguyên A và huyết thanh chứa kháng thể B. Nhóm máu A có thể cho nhóm máu A hoặc AB và nhận nhóm máu A hoặc O. 
  • Nhóm máu B trên bề mặt hồng cầu có kháng nguyên B và huyết thanh có kháng thể A. Nhóm máu B có thể cho nhóm máu B hoặc AB và nhận từ nhóm máu B hoặc O. 
  • Nhóm máu AB trên bề mặt hồng cầu có kháng nguyên A, B nhưng trong huyết thanh không có kháng thể A, B. Nhóm máu này có thể nhận từ bất kỳ nhóm máu nào nhưng chỉ có thể cho nhóm máu AB. 
  • Nhóm máu O trên bề mặt hồng cầu không có kháng nguyên nhưng huyết thanh có cả kháng thể A và B. Nhóm máu O có thể cho tất cả các nhóm máu khác nhưng chỉ nhận được từ nhóm máu O mà thôi. 

ở người có mấy nhóm máu chính 2 Có rất nhiều người chưa biết ở người có mấy nhóm máu chính

Hệ nhóm máu Rh – kháng nguyên D (Rh D)

Nếu quan tâm đến chủ đề ở người có mấy nhóm máu chính, bạn cũng nên tìm hiểu hệ nhóm máu Rh. Hệ này có 2 nhóm chính là Rh+ và Rh-. Hệ nhóm máu Rh+ trên hồng cầu có kháng nguyên D. Hệ nhóm máu Rh- trên hồng cầu không có kháng nguyên D. Ở nước ta, người có nhóm máu Rh- chỉ chiếm khoảng 0,1% dân số. Và đây được coi là nhóm máu hiếm trong cộng đồng. Nhóm máu Rh- có thể truyền cho nhóm máu Rh+ nhưng chỉ có thể nhận từ nhóm máu Rh-.

Tại sao cần biết nhóm máu của mình?

Không những nên tìm hiểu ở người có mấy nhóm máu chính, bạn còn nên biết nhóm máu của mình là gì. Nguyên nhân là:

Ở nước ta, nhóm máu Rh- gồm có nhóm O-, A-, B-, AB- và đều là nhóm máu hiếm. Các bệnh viện và ngân hàng máu thường không có đủ lượng máu thuộc nhóm máu hiếm để dự trữ. Vì vậy, những người có nhóm máu này khi cần truyền máu có thể gặp khó khăn. Nếu truyền máu không tương thích có thể gây đông máu tĩnh mạch dẫn đến nguy cơ tử vong. Biết nhóm máu của mình, chúng ta cũng có thể giúp đỡ người khác trong tình huống cấp bách. 

Phụ nữ trong thai kỳ cần xét nghiệm yếu tố Rh để đánh giá sự tương thích máu trong cơ thể thai phụ và thai nhi. Nếu mẹ có nhóm máu Rh- trong khi thai nhi có nhóm máu Rh+, cơ thể thai phụ có thể sẽ phản ứng với máu của thai nhi bằng cách tạo kháng thể chống lại và gây ra chứng huyết tán ở mẹ, ở bé hoặc gây sảy thai. Việc phát hiện sớm sự không tương thích này rất quan trọng vì có thể giúp phòng ngừa những rủi ro trên.

ở người có mấy nhóm máu chính 3 Biết mình có nhóm máu gì là việc cần thiết

Cách nhận biết nhóm máu

Nhiều người đã biết ở người có mấy nhóm máu chính nhưng lại không biết nhóm máu của mình là gì. Vậy có cách nào để nhận biết nhóm máu?

Xét nghiệm máu

Bạn có thể thực hiện các xét nghiệm máu một cách chủ động, trong các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ, khi mang bầu hoặc khi hiến máu tình nguyện... Các bác sĩ ở bệnh viện sẽ chỉ cần lấy 1 chút máu ở đầu ngón tay là đã có thể làm các biện pháp phân tích xét nghiệm xác định nhóm máu.

Tự thử máu tại nhà

Trên thị trường hiện nay có các bộ công cụ thử máu gồm 1 kim nhọn để lấy máu và 1 thẻ kiểm tra. Bạn có thể mua tại các cơ sở y tế để đảm bảo hàng chính hãng. Với dụng cụ này, bạn chỉ cần lấy 1 giọt máu là có thể thử nghiệm. Trên thẻ kiểm tra sẽ có chứa các loại kháng thể. Căn cứ vào phản ứng của nhóm máu với kháng thể chúng ta có thể xác định được nhóm máu: 

  • Máu không bị vón cục sẽ thuộc nhóm máu O. 
  • Máu bị vón cục ở vùng Anti-A sẽ thuộc nhóm máu A.
  • Máu bị vón cục ở vùng Anti-B sẽ thuộc nhóm máu B.
  • Máu bị vón cùng ở cả hai vùng Anti-A và Anti-B sẽ thuộc nhóm máu AB.

Căn cứ vào nhóm máu của người trong gia đình

Biết nhóm máu của cha và mẹ có thể suy ra nhóm máu của con. Biết nhóm máu của mẹ và con có thể suy ra nhóm máu người cha. Ví dụ như: 

  • Nếu cha mẹ có nhóm máu O thì con cũng có nhóm máu O. 
  • Bố có nhóm máu A, mẹ có nhóm máu O thì con nhóm máu A hoặc O.
  • Bố nhóm máu A, mẹ nhóm máu B thì con nhóm máu A, B, AB hoặc O.

Tuy nhiên, cách này không giúp xác định một cách chính xác nhất nhóm máu của một người vì có nhiều phương án. 

ở người có mấy nhóm máu chính 4 Có nhiều cách để xác định chính xác nhóm máu của bạn

Các nhóm máu ở người có cùng chức năng bảo vệ cơ thể, vận chuyển dinh dưỡng, đảm bảo độ PH ổn định... Các nhóm máu cũng có màu sắc giống nhau và không thể phân biệt bằng mắt thường. Việc biết ở người có mấy nhóm máu chính? Bạn thuộc nhóm máu nào? Nhóm máu của bạn có phải nhóm máu hiếm hay không vô cùng quan trọng. Hãy kiểm tra và xác định nhóm máu của mình ngay hôm nay bạn nhé! 

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin