Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơ bản máu người được chia thành 4 nhóm chính là A, B, O và AB. Mỗi một nhóm máu sẽ được hình thành từ nguồn gốc và đặc điểm khác nhau. Nhóm máu B cũng vậy cũng có những đặc điểm riêng biệt. Nếu bạn muốn khám phá để hiểu rõ hơn về nhóm máu B hãy cùng tìm hiểu nhé!
Trong hệ nhóm máu ABO, nhóm máu B là nhóm máu có đặc điểm gì nổi bật, thuộc nhóm máu thông thường hay nhóm máu hiếm? Nếu như người mang nhóm máu B thì cần lưu ý điều gì? Để trả lời những câu hỏi này mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây.
Nhóm máu B được coi là nhóm máu hiếm thứ 2 trên thế giới, đứng sau nhóm máu AB. Trong nhóm máu B thì trong hồng cầu có sự hiện diện của kháng nguyên B. Theo thống kê của các nhà huyết học thì ở các chủng tộc trên thế giới thì người da trắng có tỷ lệ người thuộc nhóm B nhiều hơn người da màu.
Trong hệ thống nhóm máu ABO thì đặc điểm của nhóm máu này là phân bố theo địa lý một cách rõ ràng nhất. Bởi vì ở phía bắc Trung Quốc và Hàn Quốc là những nơi có tỷ lệ người mang nhóm máu B cao. Nhóm máu B ở đây thậm chí còn cao hơn nhóm máu A.
Đây là nhóm máu có nguồn gốc từ khu vực Ural châu Á cùng với người Mông Cổ và bộ tộc da trắng. Có thể nói đây là nhóm máu đặc trưng của người Mông Cổ. Họ có vai trò quan trọng đưa nhóm máu B trở nên phổ biến hơn trên thế giới.
Nhóm máu B có những đặc điểm riêng vì vậy nhóm máu B có thể cho được những người cùng nhóm máu B và nhóm AB. Nhóm máu này chỉ có thể nhận được máu từ người nhóm máu O hoặc B.
Liên quan tới nhóm máu B và Rh thì nhóm máu B được chia thành 2 nhóm cơ bản đó là nhóm B+ và B-. Dựa trên nguyên tắc phân chia nhóm máu là sự có mặt của kháng nguyên Rh. Nếu như người có nhóm B+ sẽ dương tính với kháng nguyên Rh, trái lại người có nhóm B- sẽ âm tính với kháng nguyên Rh. Bác sĩ sẽ dựa trên sự phân biệt này để khi truyền máu sẽ lựa chọn loại máu phù hợp.
Nếu người nào thuộc nhóm máu B+ có thể cho máu những người có nhóm máu B+ và AB+. Họ có thể nhận máu của người thuộc nhóm máu O+ và O-.
Nếu như người nào thuộc nhóm máu B- có thể truyền máu cho người có nhóm máu B+, B- và AB+, AB-. Nhưng khi nhận máu họ sẽ nhận máu của nhóm O- và B-.
Nhóm máu B- có tỷ lệ ít nên có thể sẽ gặp một số rủi ro. Nếu như người mẹ thuộc nhóm B- khi mang thai, trong khi nhóm máu của mẹ thuộc Rh-, thai nhi thuộc Rh+. Cơ thể đứa trẻ sẽ tự động xây dựng kháng thể bảo vệ và chống lại những tác nhân gây hại bên ngoài cơ thể. Trong máu của thai nhi cũng không ngoại lệ, máu thai nhi có chứa kháng nguyên từ người cha (đây là yếu tố bên ngoài cơ thể người mẹ).
Nếu trường hợp xảy ra bất đồng về nhóm máu giữa sản phụ và thai nhi thì lúc đó cơ thể người mẹ sản sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên của em bé. Vì vậy sẽ dẫn tới hiện tượng gây ra ngưng kết hồng cầu. Có thể sẽ gây sảy thai, sinh non, chết lưu trong bụng mẹ, hoặc có thể để lại di chứng về sau như thiểu năng trí tuệ.
Trước khi truyền máu cần phải thực hiện nguyên tắc truyền máu cơ bản để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Cần tránh trường hợp kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong cơ thể.
Nhóm máu B có thể cho máu những người thuộc nhóm máu AB và nhóm máu B. Vậy người nhóm máu B có thể nhận được nhóm máu nào? Họ có thể nhận được từ người cho thuộc nhóm máu O.
Nếu như người nào có kháng nguyên nhóm B thì sẽ nhận được tế bào hồng cầu từ người có kháng nguyên nhóm A, cơ thể họ sẽ khởi động phản ứng miễn dịch và từ chối việc truyền máu. Khi đó, kháng thể kháng A trong huyết tương của người nhận tấn công và phá hủy các tế bào hồng cầu của người hiến tặng kháng nguyên A. Huyết tương của người nhận tấn công và phá vỡ những tế bào của người cho dẫn tới máu đông kết, vón cục. Điều này sẽ dẫn tới hình thành cục máu đông là tắc nghẽn mạch máu. Nếu như bị vỡ ra, hemoglobin bị rò rỉ ra ngoài có thể gây ngộ độc.
Khi truyền sai nhóm máu sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy như phản ứng dị ứng và sốc phản vệ. Có 2 trường hợp xảy ra, có thể cơ thể sẽ đối phó được. Tuy nhiên, những trường hợp khác có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng. Phản ứng có thể xảy ra sớm ngay lập tức, nhưng cũng có thể mất đến 28 ngày.
Để biết nhóm máu nào đó có hiếm hay không thì có thể dựa trên cơ sở thống kê. Như vậy theo thống kê của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Việt Nam, nhóm máu B chiếm khoảng 30,1% là nhóm máu có tỷ lệ xếp thứ 2 sau nhóm máu O.
Nhưng để biết nhóm máu có hiếm hay không còn phụ thuộc thêm vào yếu tố nhận máu nữa. Theo nguyên tắc truyền máu thì nhóm máu Rh- chỉ nhận được máu của người có nhóm máu Rh-. Nhưng nhóm máu Rh- ở Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ rất ít, khoảng từ 0,04% – 0,07% dân số. Như vậy có thể nói nhóm máu B Rh- sẽ rất hiếm, còn nhóm máu B Rh+ thì phổ biến hơn.
Việc nắm bắt được thông tin về nhóm máu, đặc điểm nhóm máu và nguyên tắc cho và nhận cũng là một điều cần thiết. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về nhóm máu B này. Nếu bạn muốn biết nhóm máu của mình thì có thể thực hiện xét nghiệm nhóm máu tại những cơ sở y tế.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.