Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

[Hỏi đáp] Panadol đỏ và xanh khác nhau thế nào?

Ngày 18/02/2023
Kích thước chữ

Panadol là một loại thuốc không còn xa lạ gì với mỗi chúng ta. Và Panadol đỏ và xanh khác nhau thế nào đang là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin xoay quanh chủ đề này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Panadol là một trong những loại thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ sốt với thành phần chính là paracetamol. Tùy vào các dạng bào chế và hoạt chất có trong thuốc, Panadol được phần biệt thành nhiều dạng khác nhau. Vậy Panadol đỏ và xanh khác nhau thế nào? Cách dùng và liều dùng ra sao? Cần lưu ý gì khi sử dụng loại thuốc này? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Panadol đỏ và xanh khác nhau thế nào? Cách dùng, liều dùng, chỉ định và chống chỉ định 1 Panadol đỏ và xanh khác nhau thế nào?

1. Tỏng quan về thuốc

Panadol là tên biệt dược của thuốc giảm đau và hạ sốt với thành phần chính là paracetamol - một hoạt chất có tác dụng hạ sốt và giảm đau hiệu quả.

Căn cứ vào dạng bảo chế cùng như các hoạt chất có trong thuốc, người ta chia Panadol thành 3 loại chính:

Ngoài ra, còn có Panadol cảm cúm được chỉ định trong các trường hợp mắc bệnh cảm cúm với các triệu chứng như sốt, đau và xung huyết mũi vì ngoài thành phần là paracetamol, thuốc còn chứa 2 thành phần khác bao gồm: Caffeine và phenylephrine. Trong đó:

  • Cafdeine có tác dụng phục hồi sự tập trung và tỉnh táo khi mệt mỏi.
  • Phenylephrine có tác dụng gây co mạch, giảm ngạt mũi hiệu quả.

2. Panadol đỏ và xanh khác nhau thế nào?

Cùng nằm trong nhóm thuốc giảm đau Panadol, giữa Panadol đỏ và Panadol xanh có những điểm khác biệt nhất định. Vậy Panadol đỏ và xanh khác nhau thế nào?

2.1. Về màu sắc

  • Panadol đỏ có màu đỏ kết hợp với trắng.
  • Panadol xanh có màu xanh lam kết hợp với màu trắng.

2.2. Về thành phần và hàm lượng

  • Panadol xanh bao gồm 500mg paracetamol.
  • Panadol đỏ lại chứa: 500mg paracetamol và 65mg caffeine.

2.3. Về quy cách đóng gói

  • Thuốc panadol đỏ: Hộp 2 vỉ hoặc hộp 15 vỉ. Mỗi vỉ 12 viên.
  • Panadol xanh: Hộp 10 vỉ. Mỗi vỉ 12 viên.

2.4. Về chỉ định

Panadol đỏ và panadol xanh đều được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau và hạ sốt. Các loại đau thường gặp như đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh… Song:

  • Panadol xanh dùng trong các trường hợp đau từ nhẹ đến trung bình.
  • Panadol đỏ chỉ định trong các trường hợp từ đau nhẹ đến đau vừa.

2.5. Về chống chỉ định

Cả Panadol đỏ và xanh khi sử dụng đều cần thận trọng với các bệnh nhân suy gan, suy thận, những đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn với paracetamol và các thành phần khác, những trường hợp đang gặp các vấn đề về phản ứng da như hội chứng TEN, hội chứng AGEP… Song chống chỉ định của 2 loại thuốc này vẫn có những điểm khác biệt nhất định như:

  • Đối với Panadol xanh: Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. 
  • Còn với Panadol đỏ: Không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú. 

2.6. Về liều dùng

  • Panadol đỏ: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi nên sử dụng 1 - 2 viên. Khoảng cách giữa các lần sử dụng từ 4 - 6 tiếng. Không sử dụng quá 8 viên trong 1 ngày.
  • Panadol xanh: Cũng giống như panadol đỏ, người lớn và trẻ em trên 12 tuổi nên dùng 1 - 2 viên mỗi 4 - 6 tiếng nếu cần và không sử dụng quá 8 viên 1 ngày. Đối với trẻ em từ 6 - 11 tuổi nên dùng 1/2 - 1 viên mỗi 4 - 6 tiếng. Liều tối đa có thể sử dụng trong 1 ngày là 60 mg/kg cân nặng và không uống quá 4 liều trong 24 giờ.

Lưu ý: Liều dùng này chỉ mang tính chất tham khảo. Liều cụ thể sẽ phụ thuộc vào thể trạng cũng như mức độ bệnh. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được liều dùng phù hợp.

2.7. Về tác dụng phụ

Panadol đỏ và xanh tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng do có thành phần hoạt chất khác nhau do đó cũng sẽ có những tác dụng phụ khác nhau cụ thể:

  • Panadol đỏ có thể gây ra các tác dụng phụ như: Giảm tiểu cầu, phản ứng quá mẫn, phản ứng dị ứng trên da, bất thường gan, chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
  • Trong khi đó, panadol xanh thường ít gây tác dụng phụ hơn nhưng vẫn có xảy ra ở tần suất thấp như: Giảm tiểu cầu, rối loạn hệ máu và hệ bạch huyết, gây co thắt phế quản, bất thường trên gan…

Các chuyên gia chỉ ra rằng: So với Panadol xanh, Panadol đỏ có tác dụng giảm đau nhanh và mạnh hơn do trong Panadol đỏ có chứa hoạt chất caffeine giúp người bệnh tỉnh táo hơn.

2.8. Giá bán Panadol đỏ và xanh khác nhau thế nào?

  • Thuốc Panadol xanh  500mg GSK giúp giảm đau, hạ sốt (10 vỉ x 12 viên) có giá bán là 1.000đ/viên.
  • Thuốc Panadol Extra đỏ GSK 500mg (15 vỉ x 12 viên) có giá thành là 1.500đ/viên.

2.9. Sử dụng Panadol đỏ và xanh khác nhau thế nào đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Trong trường hợp phụ nữ mang thai, các nghiên cứu trên người và động vật vẫn chưa có bằng chứng cho thấy sự nguy hại của paracetamol đối với thai kỳ hoặc sự phát triển của phôi thai. Tuy nhiên, việc sử dụng Panadol đỏ không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai do có nguy cơ làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên liên quan đến việc tích lũy caffeine trong cơ thể thai nhi.

Đối với phụ nữ đang cho con bú, paracetamol và caffeine có thể được bài tiết vào sữa mẹ. Các nghiên cứu trên người với paracetamol chưa phát hiện bất kỳ nguy cơ nào đối với phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, caffeine trong sữa mẹ có thể gây tác dụng kích thích đối với trẻ bú mẹ, nhưng đến nay, chưa có bằng chứng về độc tính đáng kể. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, phụ nữ đang cho con bú nên sử dụng Panadol xanh.

Panadol đỏ và xanh khác nhau thế nào? Cách dùng, liều dùng, chỉ định và chống chỉ định 4 Panadol đỏ khác Panadol xanh ở thành phần hoạt chất, chỉ định, chống chỉ định cũng như liều dùng

3. Panadol có an toàn khi sử dụng quá liều?

Trên thực tế, Panadol xanh hay Panadol đỏ đều an toàn khi sử dụng đúng liều khuyến cáo. Song, việc lạm dụng Panadol có thể gây hại cho gan, thận với các biểu hiện như nước tiểu sẫm màu, vàng da, vàng mắt, thậm chí có thể gây đe dọa đến tính mạng. 

Một số triệu chứng sớm xuất hiện trong 24 giờ đầu tiên bạn có thể gặp phải khi sử dụng paracetamol quá liều bao gồm: Buồn nôn, nôn, da tái, đổ mồ hôi, chán ăn và khó chịu. Quá liều paracetamol có thể gây hoại tử gan hoàn toàn, không hồi phục. Do đó, bạn không nên sử dụng đồng thời các loại thuốc có chứa paracetamol để tránh dẫn đến tình trạng vượt liều khuyến cáo.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có thành phần là paracetamol. Vì vậy, bạn cần thận trọng khi phối hợp Panadol cùng các thuốc để tránh quá liều, nhất là những loại thuốc giảm đau hay các thuốc điều trị triệu chứng cảm lạnh và ho.

Panadol đỏ và xanh khác nhau thế nào? Cách dùng, liều dùng, chỉ định và chống chỉ định 3 Buồn nôn và nôn là 2 triệu chứng có thể gặp phải khi sử dụng paracetamol quá liều

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol

Khi sử dụng thuốc, bạn cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của dược sĩ và bác sĩ.
  • Không dùng nước hoa quả, sữa, nước khoáng, cà phê, nước chè và các loại nước có ga để uống thuốc. Chỉ nên sử dụng nước lọc.
  • Khi phát hiện có bất kỳ dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc cần dừng thuốc và báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
  • Ngoài những lưu ý chung khi dùng thuốc Panadol, người sử dụng thuốc Panadol đỏ cũng cần chú ý thêm cần tránh dùng quá nhiều caffeine (ví dụ như từ cà phê, trà và một số đồ uống đóng hộp) trong khi đang dùng thuốc này bởi việc này có thể làm gia tăng thêm các triệu chứng lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, cáu kỉnh.

Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc có thể nắm được một số thông tin về Panadol cũng như trả lời được câu hỏi: Panadol đỏ và xanh khác nhau thế nào? Chúc bạn đọc thật nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi trang web của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác bạn nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.