Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sởi là bệnh viêm nhiễm cấp tính hay gặp ở trẻ em. Các giai đoạn của sởi có biểu hiện rất khác nhau, bạn cần phân biệt rõ để có cách điều trị thích hợp.
Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế Giới WTO, 3 tháng đầu của năm 2014 ghi nhận được tới gần 56.000 ca mắc bệnh sởi ở trên 70 quốc gia. Sởi có thể gặp ở bất cứ ai và lây lan trên diện rộng. Virus sởi dễ phát tán nhất là giai đoạn đầu tiên (giai đoạn xuất tiết). Tuy nhiên thời điểm này người ta vẫn chưa phát hiện ra mình bị bệnh nên chủ quan lây cho người khác.
Trẻ sơ sinh thường được mẹ truyền kháng thể miễn dịch thông qua nhau thai. Nhưng kháng thể này chỉ tồn tại được trong khoảng 4 – 6 tháng do đó cần phải tiêm vắc-xin phòng bệnh khi trẻ bước vào tháng thứ 9. Với những người chưa được tiêm phòng sởi cần tới cơ sở y tế để làm xét nghiệm sau đó tiêm phòng bổ sung càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, còn có biểu hiện ở hệ hô hấp như: người bệnh hắt hơi liên tục, sổ mũi, ho, lỗ mũi đỏ bứt rứt khó chịu. Thêm nữa hệ tiêu hóa cũng bị tổn thương gây ỉa chảy, phân lỏng.
Khi làm xét nghiệm sẽ thấy trong miệng, môi, lợi, má xuất hiện những chấm nhỏ 1 mm. Các nốt này sẽ bay hết trong khoảng 12 – 18 giờ trước khi phát ban ngoài da. Bạn có thể căn cứ vào dấu hiệu này để xác định sớm được bệnh.
Tới ngày tiếp theo, ban sởi mọc xuống cổ, ngực, chánh tay. Cho tới ngày thứ 3 chúng sẽ xuất hiện ở lưng và 2 bên chân. Tính tới ngày thứ 3 là toàn bộ cơ thể đã nổi hết ban đỏ.
Điểm đặc biệt các nốt ban này lại không gây ngứa ngáy, sờ vào mịn như nhung. Tùy thuộc vào cơ địa hay mức độ nhiễm bệnh có người chỉ mọc lưa thưa mà không lan xuống chân. Có người thì lại mọc dày toàn bộ cơ thể cả trong lòng bàn tay bàn chân.
Vào ngày thứ 6 nốt ban sởi bắt đầu bay mất. Chúng cũng bay theo trình tự mọc tức là từ cổ, mặt, ngực, rồi tới lưng và xuống tới 2 chân. Sau đó các nốt ban này để lại vết thâm theo hình vằn da hổ. Lúc này bệnh nhân gần như khỏi hoàn toàn, cơ thể đã đỡ mệt mỏi hơn thì cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho chóng lại sức.
Huyền Trang
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.