Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhanh chóng phát hiện dấu hiệu trẻ tự kỷ nhẹ sẽ giúp bố mẹ dễ dàng khắc phục những khiếm khuyết về ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi cho con mình.
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển thường gặp ở 3 năm đầu đời của trẻ. Căn bệnh này khiến cho trẻ bị hạn chế rất nhiều về hành vi xã hội, khả năng giao tiếp, khả năng kiểm soát hành động,… khiến cho trẻ khó hòa nhập và thích nghi với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, tự kỷ cũng được chia theo các mức độ khác nhau dựa trên các yếu tố khác nhau. Có một cách phận biệt thường gặp đó là dựa vào dấu hiệu mắc bệnh của trẻ mà chia thành 3 mức độ tự kỷ: nhẹ, trung bình, và nặng.
Ngoài ra, tùy vào cách phân loại của mỗi người, mức độ tự kỷ còn có thể chia thành nhiều nhóm dựa trên một số yếu tố khác như chỉ số thông minh của trẻ, hay dạng tự kỷ điển hình hoặc không điển hình.
Các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ thường sẽ được thể hiện trong thời gian 3 năm đầu đời, tuy nhiên nhiều phụ huynh lại cho rằng con mình chỉ bị chậm phát triển và sẽ khắc phục được những vấn đề đó trong tương lai. Vì thế, có rất nhiều trường hợp khi phát hiện bị tự kỷ, thường đã mắc ở giai đoạn nặng, gây tốn thời gian cũng như gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Những trẻ may mắn được phát hiện sớm thì có khả năng chữa trị cũng như nhanh chóng hòa nhập với cộng động nhanh hơn rất nhiều. Để quá trình điều trị cho trẻ mang lại thành công, cần phải có sự kết hợp từ gia đình và trường học của trẻ.
Phụ huynh và giáo viên nên kiên nhẫn hơn với trẻ, vì trẻ tự kỷ xử lý thông tin chậm hơn rất nhiều so với những đứa trẻ bình thường, vì thế thay vì nói nhanh và nhắc đi nhắc lại liên tục, mọi người cần chú ý nói thật chậm, dễ hiểu và dành thời gian cho trẻ kịp suy nghĩ ý nghĩa câu nói mà mình vừa được nghe.
Cha mẹ nên dành thời gian để chăm sóc và vui chơi cùng trẻ, không để cho trẻ phải ở một mình. Hãy nói chuyện và vui đùa cùng trẻ ngay khi có thời gian rảnh. Như vậy trẻ có thể cảm nhận được sự xuất hiện của cha mẹ bên cạnh mình và dần dần trở nên thân thiết và có thể tự nhiên giao tiếp. Thường xuyên nói chuyện cũng sẽ làm cải thiện khả năng ngôn ngữ, điều này rất có lợi cho tương lai của trẻ.
Nên cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, lớp. Tuy nhiên giáo viên phải kiên nhẫn giải thích luật chơi và giám sát quá trình chơi của trẻ, tránh để trẻ có những hành vi gây tổn hại tới các bạn xung quanh và cũng là đề phòng việc trẻ bị bạn bè cô lập. Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như vậy cũng giúp trẻ tạo được thêm nhiều mối quan hệ với bạn bè và dễ dàng thích nghi với môi trường xung quanh.
Khi trẻ thực hiện được hành vi tốt, hay hiểu và làm được mong muốn của cha mẹ thì hãy khen thưởng trẻ, điều này sẽ giúp trẻ được khích lệ và sẽ lặp lại những hành động tốt mình đã thực hiện trước đó.
Uyên
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.