Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phân biệt những dấu hiệu khi mọc răng khôn với bệnh răng miệng thông thường

Ngày 27/03/2020
Kích thước chữ

Răng miệng là một bộ phận quan trọng hàng đầu của con người và rất dễ xuất hiện những bệnh lý. Có nhiều bệnh lý về răng miệng thường gặp ở trẻ những mẹ thường hay nhầm lẫn với những bệnh răng miệng khác như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Hãy cùng phân biệt qua những triệu chứng dưới đây nhé.

Có nhiều bệnh về răng miệng ở trẻ khiến ba mẹ lo lắng vì rất khó phân biệt các triệu chứng. Vì vậy ba mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ, học cách phân biệt dấu hiệu của những bệnh thông thường để có hướng xử điều trị kịp thời.

Dấu hiệu khi trẻ mọc răng khôn thường gặp

Phân biệt những dấu hiệu khi mọc răng khôn với bệnh răng miệng thông thườngPhân biệt những dấu hiệu thường gặp của mọc răng khôn

Răng khôn là những chiếc răng cuối cùng mọc lên của răng hàm, có những trẻ sẽ mọc khi 17-25 tuổi và có những trẻ sẽ không mọc răng khôn. Tuy nhiên khi răng khôn mọc lên thì đa số sẽ bị nhổ bỏ vì chúng sẽ ảnh hưởng đến những răng khác, đặc biệt là răng hàm số 7. Khi trẻ mọc răng khôn thường sẽ xuất hiện những biểu hiện sau:

Răng khôn khi mọc sẽ đâm vào nướu để trồi lên, vì vậy dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là việc nướu răng bên trong hàm bị sưng đỏ và đau rát. Vùng xung quanh nướu răng khôn cũng bị đau nhức và hai má cũng có thể bị sưng đau cho bị răng khôn mọc lệch đâm vào.

Sốt mọc răng rất thường gặp và khi trẻ mọc răng khôn vẫn vậy, dù khi này trẻ đã lớn. Đây là những cơn sốt nhẹ, không kéo dài và trẻ chỉ bị đau đầu hoặc mệt mỏi (không hành sốt).

Hàm răng đau nhức khi nhai nghiến: bạn sẽ có cảm giác khung hàm nặng nề hơn, hoạt động cũng không được linh hoạt và đau nhức khi nhai mạnh. Nhiều người còn bị đau khi nuốt nước bọt và không thể há miệng to được do đau.

Đối với trường hợp răng khôn mọc ngầm và răng khôn mọc ngang bạn sẽ không thấy được chân răng, tuy nhiên vẫn có những biểu hiện trên nên bạn cần đi chụp X quang để cho kết quả chính xác. 

Những dấu hiệu của các bệnh răng miệng thường gặp: 

Sâu răng

Đây là tình trạng tổn thương phần cứng của răng, răng xuất hiện những lỗ hỏng do thức ăn bám vào, vi khuẩn phát triển mạnh phá hủy nướu răng khiến trẻ đau nhức khó chịu và gây hôi miệng khi mọc răng khôn. Sâu răng thường có hai dạng là sâu thân răng và sâu thân răng với những biểu hiện thường gặp như:

Phân biệt những dấu hiệu khi mọc răng khôn với bệnh răng miệng thông thườngNhững dấu hiệu khi trẻ bị sâu răng rất khác so với với mọc răng khôn
  • Trên răng xuất hiện những lỗ hổng, có thể màu trắng, vàng, màu nâu hoặc màu đen tùy vào tình trạng tổn thương của nướu và tủy răng. 
  • Răng bị mất 1 phần, mẻ hoặc nứt gãy do cấu trúc phần cứng bị tổn thương, là nơi thức ăn bị kẹt vào, khó vệ sinh kỹ và khiến răng sâu trầm trọng hơn mỗi ngày.
  • Đau phần răng sâu, đặc biệt là khi nhai đồ cứng, uống nước ngọt, răng ê ẩm và nhạy cảm khi ăn đồ lạnh.
  • Hôi miệng, hơi thở có mùi do vi khuẩn tích tụ gây mùi hôi trong khoang miệng và những mảng bám trên bề mặt lưỡi.
  • Với những trường hợp nặng bạn có thể thấy nướu răng sưng to hoặc có mủ, gây áp xe răng và gây sâu răng diện rộng.
  • Cơn đau răng xuất hiện thường xuyên và làm trẻ khó chịu, biếng ăn và khó ngủ.

Viêm nướu

Phân biệt những dấu hiệu khi mọc răng khôn với bệnh răng miệng thông thườngViêm nướu là hệ quả của việc mọc răng khôn hoặc sâu răng

Viêm nướu là hệ quả của việc sâu răng hoặc răng khôn mọc lệch, là giai đoạn đầu trước khi chuyển thành bệnh viêm nha chu. Viêm nướu bởi chân răng bị những mảng bám thức ăn bám vào và làm tổn thương nướu răng, gây sưng đau tấy đỏ.

  • Khô miệng: nướu răng bị sưng đau làm ảnh hưởng đến cơ chế làm việc của các tuyến nước bọt, khiến bạn bị khô miệng, khô môi và nứt nẻ da môi.
  • Nướu bị đỏ, chảy máu bất thường: nướu sưng đỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, khi bạn nhai mạnh, áp lực của thức ăn có thể làm nướu bị tổn thương và chảy máu. Đặc biệt khi bạn đánh răng nướu sẽ bị chảy máu từ các kẽ răng.
  • Khi bạn chạm vào nướu có đau, nướu bị tụt xuống: bạn cảm thấy răng lớn hơn, dễ lung lay hơn đó có thể là do nướu bạn đang dần bị tụt xuống. Nướu răng đau nhức khiến bạn cứ vô thức muốn chạm vào nướu, tuy nhiên đây là việc không nên làm vì có thể làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn. 
  • Viêm nướu nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra loét miệng: vi khuẩn phát triển trên nướu răng gây tổn thương và lây lan sang vùng niêm mạc miệng, gây ra những vết lở hoặc nhiệt miệng. Khi bạn thấy trên môi, dưới má và xung quanh lưỡi bị nhiệt miệng thì nên nghĩ đến nguyên nhân là do viêm nướu. 

Viêm nha chu

Đây là giai đoạn chuyển biến nặng của bệnh viêm nướu. Lúc này nướu bị sưng đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, chảy máu nhiều kể cả khi không có áp lực nhai nuốt hoặc đánh răng. Lúc này nướu bị tụt xuống sâu và không còn bao quanh chặt các chân răng, bên trong có kẽ răng có xuất hiện mủ.

Bệnh viêm nha chu khiến hơi thở có mùi rất khó ngửi, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Bệnh viêm nướu nếu không chữa trị kịp thời sẽ chuyển biến thành viêm nha chu, sau đó thành viêm nha chu mãn tính, và hậu quả có thể gây mất răng và ảnh hưởng đến toàn khuôn hàm.

Với những bệnh lý về răng miệng thì có thể dễ dàng chữa trị nếu được phát hiện kịp thời, vì vậy ba mẹ hãy theo dõi thường xuyên quá trình mọc răng của con để nhận biết ngay những dấu hiệu bất thường và có hướng giải quyết phù hợp, tránh gây ra những biến chứng mọc răng khôn nguy hiểm.

Trúc

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.