Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân, chạy thận nhân tạo là bước điều trị rất quan trọng. Trước khi thực hiện lọc máu để chạy thận, người bệnh sẽ bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật AVF để tạo đường vào mạch máu. Vậy cụ thể, loại phẫu thuật này là gì?
Phẫu thuật AVF hay còn gọi là phẫu thuật nối thông động - tĩnh mạch tự thân. Các bệnh nhân suy thận mạn tính ở giai đoạn cuối sẽ phải thực hiện phẫu thuật tạo cầu nối động - tĩnh mạch để tiến hành lọc máu. Có ba phương pháp tạo đường vào mạch máu và phương pháp phẫu thuật AVF là sự lựa chọn tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ về loại phẫu thuật này qua bài viết dưới đây.
Phẫu thuật AVF là phẫu thuật nhằm mục đích nối trực tiếp một động mạch chính là mạch máu đưa máu từ tim đi khắp cơ thể với tĩnh mạch là mạch máu vận chuyển máu về tim ở cánh tay của người bệnh, giúp cơ thể người bệnh hình thành được một mạch máu lớn với lưu lượng máu lớn hơn, giúp cung cấp đường vào mạch máu cho quá trình chạy thận nhân tạo. Đường vào mạch máu động - tĩnh mạch hay còn gọi là cầu nối AVF hay cầu tay. Chính vì thế mà phẫu thuật AVF hay được gọi là mổ cầu tay chạy thận. Đây là loại phẫu thuật rất quan trọng bởi đường vào mạch máu tốt và lớn chính là điều kiện tiên quyết cho việc chạy thận nhân tạo.
Trước khi đi vào sử dụng, cầu nối AVF sẽ cần có thời gian để phát triển đến kích thước cần thiết. Một tuần sau khi phẫu thuật AVF, vết mổ lành thì bệnh nhân có thể cắt chỉ. Cầu nối AVF sẽ sau khoảng thời gian từ 2 đến 4 tháng mới có thể dùng cho quá trình chạy thận. Chính vì thế nên người bệnh sẽ cần làm phẫu thuật AVF trước quá trình chạy thận từ 2 đến 4 tháng.
Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật AVF chính là không sử dụng bất cứ thành phần nào nhân tạo, cầu nối AVF được tạo ra từ chính cơ thể của con người chính vì vậy mà thời gian sử dụng cũng lâu hơn, ít có khả năng bị đông máu hay nhiễm trùng. Nguy cơ bị hẹp và tắc cũng rất ít, cung cấp đủ lưu lượng và tốc độ máu cho quá trình chạy thận. Duy nhất một nhược điểm của phương pháp phẫu thuật này chính là cần thời gian khá lâu để cầu nối AVF phát triển và trưởng thành trước khi sử dụng cho việc chạy thận.
Phẫu thuật AVF là sự lựa chọn tốt nhất để tạo đường vào mạch máu phục vụ quá trình chạy thận nếu như mạch máu của người bệnh vẫn khỏe mạnh và đủ lớn, người bệnh chưa cần phải chạy thận ngay lập tức. Ngay cả khi người bệnh cần lọc máu sớm, các bác sĩ vẫn có thể chỉ định người bệnh làm cầu nối AVF bởi phương pháp này thường bền hơn, ít có nguy cơ nhiễm trùng và có thể điều trị chạy thận được lâu dài.
Sau khi thực hiện xong phẫu thuật AVF, người bệnh cần chăm sóc tay mình thận cẩn thận, bảo vệ thật tốt cầu tay để sử dụng được lâu dài cho quá trình chạy thận. Cầu tay hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh. Dưới đây sẽ là các bước chăm sóc cầu tay người bệnh cần biết:
Lưu ý, khi người bệnh có một vài dấu hiệu sau đây thì cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời can thiệp, tránh những tình huống xấu có thể xảy ra:
Trong trường hợp một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật AVF, hệ mạch máu chưa nở, mạch còn nhỏ và kém phát triển, cầu nối còn yếu… các bác sĩ sẽ hướng dẫn tập tay bên mổ cầu nối: Tập bóp banh, bóp kìm lò xo để giúp cho mạch máu giãn nở. Ngoài ra, các sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra đường vào mạch máu cho người bệnh như: Đo tốc độ máu, đo áp lực đường vào mạch máu và siêu âm đường vào mạch máu.
Trên đây là một vài thông tin về phẫu thuật AVF nhà thuốc Long Châu tổng hợp đến bạn đọc. Mong rằng bạn đã có những thông tin sức khỏe thật sự bổ ích.
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.