Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Suy dinh dưỡng học đường ngày càng trở nên phổ biến, trở thành mối quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh bởi thời gian đi học chính là quãng thời gian cơ thể phát triển nhất cả về thể chất lẫn tinh thần của con.
Phòng chống suy dinh dưỡng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất, giúp các em phát triển toàn diện và tối ưu?
Giai đoạn nào của cơ thể cũng cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết. Giai đoạn còn nhỏ, đi học (giai đoạn học đường) có vai trò càng quan trọng hơn bởi đây là thời điểm cơ thể phát triển nhanh nhất và nhiều nhất.
Thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn đi học khiến việc khắc phục vào các giai đoạn sau trở nên khó khăn hơn. Có nhiều dạng suy dinh dưỡng ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng nguy hiểm nhất là suy dinh dưỡng thể phù, cơ thể trông to lớn khiến các bậc bố mẹ chủ quan mà không nghĩ tới con mình có thể đang bị suy dinh dưỡng.
Biện pháp phòng, chống suy dinh dưỡng học đường quan trọng nhất đó chính là đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng các chất dinh dưỡng, khoáng, vitamin và chất xơ.
Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, nhu cầu về lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể cũng thay đổi. Các bậc phụ huynh, bố mẹ cần căn cứ vào đó để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho con, tránh thừa năng lượng dễ dẫn tới béo phì – cũng là một nguy cơ lớn trong lứa tuổi học sinh hiện nay.
Ở lứa tuổi này, protein là chất dinh dưỡng quan trọng nhất. Protein tham gia vào quá trình hình thành và phát triển mọi tế bào trong cơ thể. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý cung cấp đủ lượng protein cần thiết. Trung bình từ 30 đến 50 gam/ngày tùy thuộc trọng lượng cơ thể của trẻ.
Các thực phẩm chứa nhiều protein là thịt, cá, trứng, sữa, đậu… Ngoài ra cũng nên bổ sung thêm cho trẻ một lượng dầu mỡ nhất định trong khẩu phần ăn mỗi ngày giúp trẻ ăn ngon miệng đồng thời dễ chuyển hóa các vi chất dinh dưỡng.
Tinh bột trong cơm, bún, miến, bánh mì cũng là loại dinh dưỡng cần thiết nhằm cung cấp cho trẻ đủ năng lượng mỗi ngày; đồng thời lưu ý bổ sung các thực phẩm chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
Đây là giai đoạn mà cơ thể có sự phát triển nhanh vượt bậc. Chính vì vậy, việc đảm bảo đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến vóc dáng cơ thể về sau này.
Ở giai đoạn này, nhu cầu nhiệt lượng cơ thể cao dẫn đến có cảm giác “ăn không đủ no”, trẻ hoạt động nhiều nên lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể cần nhiều hơn các giai đoạn trước rất nhiều.
Lứa tuổi này cần được cung cấp một khẩu phần ăn đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng, trong đó quan trọng nhất là protein và tinh bột. Đây là hai nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và lớn nhất cho cơ thể. Chất béo có thể nhiều năng lượng hơn nhưng thực tế lại không thích hợp để bổ sung nhiều dễ dẫn tới béo phì, tích mỡ.
Ngoài ra, nên chú ý bổ sung cho trẻ trong giai đoạn này lượng sắt và canxi cần thiết để hệ xương - khớp có thể phát triển tốt nhất, giúp trẻ đạt được trọng lượng và chiều cao tối ưu.
Vitamin A và vitamin C là hai loại vi chất quan trọng giúp trẻ phát triển tốt nhất cơ bắp, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp phòng tránh nhiều loại bệnh phổ biến hiện nay.
Trên thực tế, suy dinh dưỡng học đường phổ biến nhưng lại có thể dễ dàng điều chỉnh chỉ nhờ chế độ ăn uống hàng ngày. Các bố, mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của trẻ để phòng và chống suy dinh dưỡng học đường và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển tốt nhất về cả thể chất lẫn năng lực tư duy.
Nguyễn Hồng
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...