Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Càng lớn tuổi, lượng máu và dưỡng chất để nuôi khớp càng giảm sút đáng kể, dẫn đến quá trình lão hóa sụn phát triển nhanh khiến sụn khớp yếu dần. Đây cũng là thời điểm dễ bị đau khớp, trong đó đau khớp ngón tay, ngón chân thường gặp nhất.
Nguyên nhân nào gây ra đau khớp ngón tay, ngón chân? Có nguy hiểm không? Các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.
Tình trạng bệnh
Bất kỳ ngón tay nào cũng có thể xảy ra triệu chứng đau khớp ngón tay như đau khớp ngón tay cái, đau khớp ngón tay út... Đây là tình trạng mòn đi hoặc thoái hóa phần sụn nằm ở đầu các xương hình thành khớp ngón tay, thường diễn ra từ từ trong nhiều năm. Cụ thể, với viêm thoái hóa khớp ngón tay, các sụn bao phủ đầu xương bị giảm chất lượng, bề mặt trơn nhẵn của nó bị sần sùi. Khi các xương chà xát với nhau sẽ gây ra ma sát và tổn thương khớp, có thể dẫn đến sự tăng trưởng của các xương mới dọc theo hai bên xương hiện có (gai xương) hoặc có thể tạo ra khối gồ trên khớp ngón tay.
Nguyên nhân đau khớp ngón tay
Ngoài nguyên nhân chính là do tuổi tác, còn có một số nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm khớp ngón tay như chấn thương do tai nạn, làm công việc phải hoạt động khớp tay nhiều trong thời gian dài, do di truyền, do vi khuẩn, các bệnh về xương khớp, hội chứng cổ tay, thời tiết chuyển lạnh…
Triệu chứng đau khớp ngón tay
Đau khớp ngón tay là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất. Cơn đau xuất hiện khi người bệnh cầm nắm đồ vật, hoạt động một lúc thì giảm đau, nghỉ ngơi vài phút cơn đau và cứng khớp sẽ tăng lên.
Khi bệnh viêm thoái hóa khớp ngón tay tiến triển, các khớp bàn ngón tay bắt đầu hướng về một bên (về phía ngón út), làm biến dạng, gây yếu tay và đau, bàn tay hoạt động khó khăn.
Khớp liên đốt ngón tay bắt đầu gập hoặc duỗi quá mức, tạo thành các biến dạng đặc trưng.
Triệu chứng khác gồm sưng, cứng, ấm và đau ở gốc ngón tay, giảm sức mạnh khi cầm, nắm đồ đạc, giảm phạm vi chuyển động tay, khớp tại gốc ngón tay to ra hoặc lộ cục xương.
Tình trạng bệnh
Đau khớp ngón chân là tình trạng rối loạn xương khớp ở khu vực ngón chân. Khi gặp tình trạng này, sụn khớp sẽ bị bào mòn, tổn thương dẫn tới viêm nhiễm và sưng đau. Bệnh gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh và cản trở các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân đau khớp ngón chân
Nguyên nhân chính gây viêm khớp các ngón chân bao gồm:
Bị chấn thương do chạy bộ, ngã xe, vật nặng rơi vào chân… dẫn đến gãy xương ngón chân.
Bắt đầu từ độ tuổi 40 trở đi, sẽ xảy ra tình trạng thoái hóa khớp.
Các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối bị sưng đỏ và nóng rát do bệnh Gout.
Dịch khớp, sụn khớp bị rối loạn, không được điều tiết do thói quen lười vận động nên làm tổn thương các khớp xương khi vận động.
Thừa cân, béo phì cũng là một trong những lý do gây viêm khớp ngón chân. Các xương khớp bàn chân và ngón chân chịu sức nặng của cơ thể đè lên trực tiếp, từ đó dễ dẫn đến tổn thương khớp tại hai vị trí này.
Triệu chứng đau khớp ngón chân
Đau khớp là triệu chứng thường gặp của viêm khớp ngón chân.
Tại vị trí ngón chân, tập trung nhiều dây thần kinh và ngón chân góp một phần vai trò trong việc nâng đỡ cơ thể. Khi khớp ngón chân bị viêm, biểu hiện dễ nhận ra nhất là cảm giác đau nhức, vô cùng khó chịu, nhất là đau nhức tại các ngón chân hoặc chỉ đau khớp ngón chân cái.
Ngoài đau khớp, cứng khớp cũng là triệu chứng phổ biến của viêm khớp ngón chân khiến ngón chân không có khả năng gập và duỗi như bình thường. Nếu đi lại, cơ thể khó đứng vững và dễ bị ngã do không có lực cân bằng.
Khi ngồi một lúc lâu hoặc khi mới thức dậy vào buổi sáng, hiện tượng sưng ở ngón chân sẽ xảy ra do khớp bị viêm.
Ngón chân trở nên sưng to và bị biến đổi hình dạng so với trước đây.
Khi khớp ngón chân bị sưng viêm nghiêm trọng sẽ không còn khả năng uốn cong, do vậy người bệnh sẽ cử động khó khăn rất nhiều. Hơn nữa, người bệnh khó đứng dậy và đi lại bình thường do ngón chân mất khả năng chống đỡ được toàn bộ cơ thể, về lâu dài cơ chân bị teo nhỏ lại.
Trong giai đoạn đầu của viêm thoái hóa khớp ngón tay, việc điều trị chủ yếu là áp dụng các phương pháp không can thiệp phẫu thuật. Nếu như tình trạng không cải thiện, sẽ áp dụng biện pháp phẫu thuật. Các phương pháp điều trị gồm:
Dùng thuốc uống
Trong điều trị đau khớp ngón tay, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc kháng viêm nhẹ như Aspirin hoặc Ibuprofen... Kết hợp với uống thuốc, bệnh nhân cũng không được vận động nặng
Dùng thuốc tiêm
Đối với các tổn thương cơ xương khớp, bệnh nhân được chỉ định tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có tác dụng kháng viêm, giảm cơn đau nhanh chóng, tăng khả năng vận động cho cơ và khớp.
Bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm thuốc kháng viêm mạnh Cortisone vào khớp ngón tay để giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng kéo dài khoảng vài tuần đến vài tháng. Đồng thời, thủ thuật này khá nguy hiểm vì có khả năng nhiễm trùng khớp.
Phục hồi chức năng
Áp dụng các phương pháp như nghỉ ngơi, giảm đau bằng nhiệt hoặc dùng thuốc thoa ngoài da sẽ giúp bệnh nhân học cách làm dịu cơn đau và các triệu chứng khó chịu. Bệnh nhân cũng được khuyên nên thực hiện bài tập về biên độ chuyển động và căng cơ để cải thiện khả năng vận động của ngón tay, bài tập tăng sức mạnh cho bàn tay và cánh tay để giữ bàn tay chắc khỏe và bảo vệ ngón tay trước tình trạng sốc hay áp lực.
Băng thun hoặc nẹp ngón tay
Để hỗ trợ giảm đau, ngăn ngừa khớp ngón tay biến dạng nặng hơn, bệnh nhân được chỉ định phương pháp băng thun hoặc nẹp ngón tay.
Điều trị phẫu thuật
Với trường hợp viêm thoái hóa khớp ngón tay nặng, các phương pháp trên không đạt được hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật.
Hàn xương (làm cứng khớp)
Đây là biện pháp cho phép các xương tạo thành khớp phát triển về phía nhau hoặc kết hợp với nhau tạo thành một khối xương đặc để dứt điểm cơn đau.
Thay khớp nhân tạo
Khi áp dụng thủ thuật thay khớp nhân tạo, các khớp bị viêm sẽ được thay bằng các khớp nhân tạo bằng nhựa hoặc kim loại. Khớp nhân tạo tạo thành một bản lề mới, cho phép khớp chuyển động tự do, đồng thời giảm đau đớn cho bệnh nhân.
Hiện nay, phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh lý này gồm:
Dùng thuốc uống
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng các thuốc chống viêm và giảm đau như Acetaminophen, Ibuprofen… giúp tác động đến Hormone gây viêm, từ đó làm giảm tình trạng sưng đau cho bệnh nhân.
Nếu các loại thuốc giảm đau liều nhẹ không phát huy tác dụng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc steroids. Đây là một loại thuốc chống viêm có tác dụng mạnh mẽ và cần được dùng theo đơn kê, ví dụ Codeine, prednisone…
Bên cạnh thuốc giảm đau, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thêm thuốc ức chế Acid nitric cho những bệnh nhân sưng đau ngón chân cái hoặc các ngón khác do Gout. Loại thuốc này thông dụng nhất là Colchicine, có tác dụng cải thiện các triệu chứng sưng tấy hiệu quả nhanh chóng.
Điều trị phẫu thuật
Với trường hợp khớp bị tổn thương nặng, không đỡ dù đã điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Có ba loại phẫu thuật chính là cắt bỏ u xương, phẫu thuật hàn cứng khớp và thay khớp.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu Canxi và Vitamin D nhằm tăng cường sức khỏe cho xương khớp. Hơn nữa, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng kết hợp nghỉ ngơi, luyện tập những bài tập nhẹ nhàng giúp nhanh chóng phục hồi.
Điều trị chỉnh hình
Chỉnh hình bàn chân với lớp đệm xương bàn chân có thể giúp phân phối lại và giảm áp lực từ các khớp không bị viêm.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.