Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nấm da chân là bệnh nhiễm trùng da khá phổ biến, đặc biệt ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Bệnh gây ra do các vi nấm ký sinh, có khả năng lây lan sang các vùng da khác của cơ thể. Các địa điểm công cộng như phòng tắm công cộng, phòng thay đồ là những nơi có khả năng lây truyền bệnh cao.
Khi bị nhiễm nấm da chân, bạn không nên quá lo lắng vì đây không phải là một bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên các triệu chứng của nó sẽ làm bạn khó chịu. Do đó, hãy cùng tìm hiểu về cách phòng ngừa bệnh nấm da chân này nhé.
Nấm da chân là một bệnh nhiễm trùng bàn chân do nấm Dermatophytes gây ra. Đây là một bệnh khá phổ biến và thường gặp ở môi trường đô thị, nóng nực hay nhiệt độ cao. Nó thường gặp ở người ra nhiều mồ hôi ở chân.
Dấu hiệu của bệnh thường là phát ban có vảy. Chúng thường gây ngứa ngáy, bỏng rát hay châm chích. Bệnh này rất dễ lây lan và lây qua sàn nhà, khăn tắm hay quần áo mặc chung dính bệnh. Các vết nấm sẽ phân bố nhiều nhất ở xen kẽ các ngón chân, nấm da chân thường đi kèm với nấm da háng, nấm bàn tay, nấm móng.
Có 3 loại nấm Dermatophyte phổ biến hiện nay:
Các tế bào nấm xâm nhập vào lớp sừng thượng bì, sử dụng enzyme gọi là keratinase. Tế bào nấm chứa các chất có thể gây ra ức chế phản ứng miễn dịch của cơ thể. Bã nhờn có tính ức chế tế bào nấm, phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch vật chủ và nhóm nấm lây nhiễm.
Nấm da chân là một bệnh nhiễm trùng bàn chân do nấm Dermatophytes gây ra
Nấm da chân thường mắc ở nam giới nhưng cũng có thể ở phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi do sử dụng chung chiếu, thảm, quần áo, giày dép,... Khi đi chân trần ở nơi công cộng cũng khiến bệnh lây lan như ở phòng thay đồ, hồ bơi, phòng tắm hơi,...
Một số yếu tố khác như:
Bệnh sẽ lây lan ra các bộ phận khác cơ thể. Một số biến chứng của nấm da chân bao gồm:
Do giày dép bịt kín, đổ nhiều mồ hôi khi mang
Việc chẩn đoán nấm da có thể thực hiện dựa trên đặc điểm lâm sàng đặc trưng. Các vị trí điển hình như bẹn, móng chân, lòng bàn tay cần được kiểm tra kỹ lưỡng xem có bị nhiễm nấm hay không, sau đó có thể dễ dàng chẩn đoán nấm da chân. Xét nghiệm chẩn đoán được xác định bằng cách cạo da và soi kính hiển vi mẫu cạo trong kali hydroxit và nuôi cấy. Tuy nhiên có thể không cần nuôi cấy nếu phân tử nấm quan sát được trên kính hiển vi.
Một số mẹo giúp bạn ngăn ngừa bệnh nấm da chân hoặc giảm các triệu chứng nhiễm nấm gây ra như:
Chai xịt Hyalo4 Silver Spray điều trị các tổn thương da
Như vậy chúng ta có thể thấy bệnh nấm da chân rất dễ lây truyền khi sinh hoạt chung trong cộng đồng. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã trang bị những cách phòng tránh chúng. Trong trường hợp đã bị nhiễm nấm, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn điều trị thích hợp nhất.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.