Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm não Nhật Bản (tiếng Anh là Japanese encephalitis – JE) đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, tuy nhiên chúng ta đã có thể phòng ngừa bệnh bằng vaccine. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mông lung về số liều tiêm cũng như là khi nào tiêm viêm não Nhật Bản nhắc lại, dẫn đến bé không được phòng ngừa bệnh toàn diện.
Trong 2 tuần đầu tháng 4 năm 2018 - tháng vào mùa của bệnh viêm não Nhật Bản - ước tính tại bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 tại TPHCM đã tiếp nhận và điều trị trung bình 3 - 5 ca mắc bệnh. Đa số các bệnh nhi được chuyển lên từ vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Các ca này được phát hiện khi đã muộn, nhiều bé đã phải chịu nhiều di chứng để lại như là: bại liệt, liệt nửa người, rối loạn phối hợp vận động, động kinh…
Bệnh diễn tiến rất nhanh và để lại nhiều hậu quả sau viêm não Nhật Bản rất nặng nề. Đặc biệt bệnh rất dễ nhầm lần với các bệnh về đường hô hấp hay một số bệnh cũng gây sốt khác, thế nên bệnh nhân rất cần được chẩn đoán và điều trị sớm để hạn chế di chứng sau này. Nhất là hãy tiêm phòng vaccine đầy đủ để chủ động hơn trong việc phòng bệnh.
Phần lớn bệnh nhi tập trung ở độ tuổi dưới 10. Các ca này là do bé không được tiêm phòng, đã tiêm ngừa nhưng không đủ liều, hoặc quên không tiêm viêm não Nhật Bản nhắc lại 3 năm/ lần.
Hiện chúng ta đang vào mùa hè, là cao điểm của đợt bùng phát viêm não Nhật Bản, thế nên các bậc phụ huynh hãy lưu ý cho bé đi tiêm phòng đúng lịch. Nếu không, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Để phòng được bệnh thì bé cần tiêm ngừa 3 liều vaccine viêm não Nhật Bản cơ bản. Sau khi đã đủ 3 mũi tiêm này, phụ huynh cũng không được chủ quan mà không tiêm viêm não Nhật Bản nhắc lại cho bé. Mũi tiêm viêm não Nhật Bản nhắc lại này thực hiện sau mỗi 3 - 4 năm/ 1 lần từ sau mũi thứ 3, cho đến khi trẻ được 15 tuổi. Mũi này sẽ giúp khả năng miễn dịch của trẻ được tăng cường, giúp cho khả năng phòng bệnh viêm não Nhật Bản được hiệu quả. Nếu không tiêm mũi viêm não Nhật Bản nhắc lại thì bé sẽ có thêm 1 phần nguy cơ bị mắc viêm não Nhật Bản (dù nguy cơ này không cao).
Chúng ta cũng cần hết sức lưu ý trường hợp bé được tiêm mũi đầu khi đủ 12 tháng tuổi, nhưng sau đó vì một số lý do mà vài tháng sau vẫn chưa được tiêm mũi thứ hai. Vậy lúc đó mũi tiêm đầu còn hiệu lực nữa không? Câu trả lời là không, chúng ta cần phải tiêm lại từ đầu vì khoảng cách thời gian giữa mũi đầu và mũi thứ hai đã quá xa. Ngoài ra, chúng ta nên tổ chức tiêm phòng viêm não Nhật Bản trước mùa bệnh khoảng 1 tháng, vì các kháng thể bảo vệ sẽ được tạo ra sau khi tiêm khoảng 3 tuần.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.