Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nổi mề đay là tình trạng phổ biến mà nhiều chị em sau sinh thường hay gặp phải. Thông thường, bệnh có khuynh hướng tự khỏi sau một thời gian và không gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc cẩn thận, tình trạng mề đay có thể kéo dài dai dẳng không hết và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mề đay sau sinh bao lâu thì hết là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm, đặc biệt là những bà mẹ bỉm sữa. Bởi hiện tượng này gây ảnh hưởng khá nhiều tới sinh hoạt, gây bất tiện cho chị em trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tình trạng nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh trong bài viết dưới đây nhé!
Theo các bác sĩ da liễu, nổi mề đay sau sinh là hiện tượng không quá hiếm gặp. Các đợt nổi mề đay cấp tính chỉ gây ra triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu cùng các nốt sần đỏ hồng xuất hiện ở một số vị trí da như cánh tay, chân, lưng, bụng,... chứ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.
Tuy nhiên nếu nổi mề đay là dấu hiệu của tình trạng sốc phản vệ gây sưng phù niêm mạc khí quản, làm hẹp đường thở và cản trở sự lưu thông khí huyết. Điều này sẽ dẫn tới một số hiện tượng nguy hiểm như khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn, hạ huyết áp, sốt cao,... nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Nổi mề đay mãn tính sau sinh cũng dễ khiến phụ nữ đối mặt với nhiều hệ lụy như:
Phụ nữ bị nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không?
Bởi những rắc rối mà bệnh lý này gây ra, nổi mề đay sau sinh bao lâu thì khỏi là thắc mắc được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm. Thực tế không có câu trả lời chính xác nào cho vấn đề này, thời gian lành bệnh của mỗi người sẽ khác nhau và thường phụ thuộc vào các yếu tố như:
Ở những đối tượng có cơ địa nhạy cảm sẽ có thời gian khỏi bệnh lâu hơn. Trong khi đó, với những mẹ bỉm có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh thì bệnh có thể tự khỏi sau vài giờ mà không cần can thiệp điều trị.
Chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân bị nổi mề đay, đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh. Nếu mẹ bỉm được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, không sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng cũng như luôn duy trì nếp sinh hoạt lành mạnh, tránh những thói quen xấu khi bị nổi mề đay thì thời gian khỏi bệnh cũng nhanh hơn.
Chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân bị nổi mề đay
Thông thường, các đợt mề đay cấp tính sẽ hết sau khoảng 2-3 ngày điều trị. Tuy nhiên, với trường hợp nổi mề đay là bệnh mãn tính, bệnh chỉ thuyên giảm sau 1-2 tháng chữa trị. Nếu các biện pháp can thiệp thực hiện trễ thì thời gian chấm dứt tình trạng này càng lâu hơn, có thể lên đến 4-6 tháng.
Tâm lý stress, căng thẳng cũng là nguyên nhân làm tình trạng nổi mề đay kéo dài ở phụ nữ sau sinh. Sức khỏe tinh thần không ổn định khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng và đào thải độc tố trở nên kém đi. Điều này dễ dẫn tới việc bệnh dai dẳng không khỏi và nguy cơ tái phát cao. Vì vậy, mẹ bỉm sữa cần có những cách thức phù hợp để giải tỏa tinh thần, tránh rơi vào trạng thái căng thẳng mệt mỏi.
Tâm lý căng thẳng là một nguyên nhân làm tình trạng nổi mề đay kéo dài
Mỗi phương pháp điều trị nổi mề đay sau sinh sẽ có những công dụng và ưu nhược điểm riêng. Dù là Đông y hay Tây y, viên uống hay thuốc bôi thì mỗi loại sẽ có dược tính và chế tác động khác nhau, vì vậy thời gian khỏi bệnh sau khi áp dụng mỗi phương pháp này cũng sẽ không giống nhau.
Mề đay sau sinh gây ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình sinh hoạt cũng như chăm con của các mẹ bỉm, vì vậy để hạn chế vùng nổi mề đay, giảm nhẹ các cảm giác ngứa ngáy, bạn cần lưu ý một số vấn đề nhỏ sau:
Không cào gãi quá mạnh các nốt sần mề đay để tránh bị nhiễm trùng
Nhìn chung, mề đay không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, phụ nữ sau sinh thường sẽ khỏi bệnh sau khoảng vài ngày đến vài tuần. Điều quan trọng là bạn phải biết cách chăm sóc, điều trị bệnh đúng cách để tình trạng này không tiến triển nặng, gây ra những biến chứng nguy hiểm và lâu khỏi hơn. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ bỉm trang bị được những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.