Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tình trạng nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không?

Ngày 23/01/2021
Kích thước chữ

Tình trạng nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Sau sinh, hầu hết các mẹ đều phải dành phần lớn thời gian để chăm con và không có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân. Vấn đề mất cân bằng nội tiết tố khiến mẹ gặp không ít vấn đề sức khỏe, trong đó có tình trạng nổi mề đay sau sinh. Vậy tình trạng nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không? Hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây để biết nhé!

Tình trạng nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không?

Nổi mề đay sau sinh là một dạng phản ứng viêm da hình thành khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với các tác nhân trung gian và gây ra tình trạng dị ứng là histamin. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến ở các sản phụ mới sinh được khoảng 1 - 3 tháng, đặc biệt là những mẹ sinh mổ. Vị trí nổi mề đay thường thấy là ở bụng và đùi. Thậm chí có những mẹ còn bị nổi khắp người lẫn mặt gây ra không ít khó chịu.

tinh-trang-noi-me-day-sau-sinh-co-nguy-hiem-khong-1

Tình trạng nổi mề đay sau sinh có nguy hiểm không

Theo thống kê từ Healthline cho thấy, có ít nhất 20% bà mẹ sau sinh phải trải qua tình trạng này. Tuy tình trạng này khá lành tính và không gây nguy hiểm nhưng mề đay vẫn có thể tiến triển thành bệnh mạn tính khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Không chỉ vậy, cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến nhiều mẹ gãi nhiều khiến da bị trầy xước gây mất thẩm mỹ. Đối với những trường hợp nổi mề đay nặng còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như hạ huyết áp, sốc phản vệ gây khó thở, tím tái rất dễ dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh

Tình trạng nổi mề đay sau sinh đa phần bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Do sự mất cân bằng nội tiết tố khiến hệ miễn dịch yếu đi khiến cơ thể không đủ sức chống chọi với tác nhân gây dị ứng.
  • Sự thay đổi trong chế độ ăn kiêng quá mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột, cơ thể bị thiếu chất nên dễ gây ra dị ứng.
  • Do các bệnh lý nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiểu, viêm họng hạt... hoặc do ảnh hưởng bởi một số loại thuốc đang dùng (kháng sinh, kháng viêm...). 
  • Căng thẳng sau sinh hoặc do chức năng gan, thận suy giảm

tinh-trang-noi-me-day-sau-sinh-co-nguy-hiem-khong-2

Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh

Ngoài ra, tình trạng nổi mề đay sau sinh còn có thể do một số khác như do mẹ bị côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, lông động vật, hóa chất, thiếu ngủ, mặc quần áo quá chật, dùng nhiều chất phụ gia trong thực phẩm, sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, kiêng tắm gội, hơ than nóng khiến lỗ chân lông bị bít lại gây nổi mẩn ngứa sau sinh....

Dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng nổi mề đay sau sinh

Tình trạng nổi mề đay sau sinh cũng gần giống với tình trạng phát ban đỏ hoặc các nốt sần trên da. Có những trường hợp còn bị nhầm lẫn với cả bệnh chàm. Nhìn chung, hầu hết các mẹ sau sinh nổi mề đay sẽ có một số triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Cảm giác ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa.
  • Trên da nổi các vết sẩn phù màu hồng hoặc nhạt, nhô cao hơn những vùng da xung quanh, kích thước to nhỏ khác nhau và khi dùng tay ấn vào sẽ thấy chuyển sang màu trắng. 
  • Phần da ở vùng bị nổi mề đay trông khá thô ráp, thậm chí còn có vảy và sưng phù từng mảng trên da nếu bị nặng.
  • Tình trạng nổi mề đay sau sinh thường sẽ tự khỏi sau 6 - 8 tuần, nếu được chăm sóc tốt thì mẹ sẽ càng nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, thời gian bình phục còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa, tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, nguyên nhân gây bệnh cũng như những bệnh lý mắc kèm. Nhưng mẹ có thể hoàn toàn yên tâm bởi tình trạng này sẽ không lây cho bé trừ khi nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm virus.

tinh-trang-noi-me-day-sau-sinh-co-nguy-hiem-khong-3

Dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng nổi mề đay sau sinh

Cách điều trị nổi mề đay sau sinh

Đối với những trường hợp nổi mề đay sau sinh nặng, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn với một vài loại thuốc bôi ngoài da. Ngược lại, đối với những trường hợp không quá nghiêm trọng thì mẹ có thể áp dụng thử một số biện pháp điều trị dưới đây: 

  • Dùng bột yến mạch: Với đặc tính chống viêm, bột yến mạch sẽ giúp làm dịu da và làm giảm cảm giác ngứa ngáy một cách hiệu quả. Cách dùng cũng khá đơn giản, chỉ cần hòa bột yến mạch với nước ấm rồi đắp lên vùng da bị mề đay khoảng 15 phút. Không nên sử dụng nước có nhiệt độ quá cao để tránh gây phản tác dụng.
  • Chườm lạnh: Việc chườm lạnh sẽ làm cho các mạch máu co lại, từ đó sẽ giúp hạn chế phóng thích histamin ngăn phản ứng dị ứng. Mẹ có thể sử dụng gel có sẵn hoặc có thể tự làm gel lô hội tại nhà để đắp trực tiếp lên vùng da bị mề đay khoảng 20 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước sạch sẽ làm giảm cảm giác ngứa ngay tức thì. 
  • Sử dụng giấm táo: Giấm táo có tác dụng kháng histamin nên sẽ giúp làm giảm viêm rất tốt. Cách dùng cũng khá đơn giản, chỉ việc hòa 1 phần giấm táo vào 1 phần nước. Sau đó sử dụng bông gòn để thấm hỗn hợp thoa lên da. Thực hiện 2 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả.

Mong rằng những chia sẻ vừa rồi về tình trạng nổi mẩn đỏ sau sinh sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm trong việc bảo vệ bản thân để có sức khỏe chăm sóc tốt cho bé yêu.

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.