Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phục hồi sau phẫu thuật sụn chêm như thế nào?

Ngày 21/07/2022
Kích thước chữ

Phẫu thuật sụn chêm là ca phẫu thuật tương đối đơn giản và để lại ít di chứng, tuy nhiên nếu người bệnh không có kế hoạch phục hồi sau phẫu thuật sụn chêm cẩn thận thì sẽ vô tình gây nên những biến chứng không mong muốn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật sụn chêm là giai đoạn quan trọng. Bạn sẽ không muốn sức khỏe đôi chân của mình gặp bất cứ vấn đề gì chỉ vì phục hồi không cẩn thận, khoa học. Để đôi chân sau phẫu thuật khỏe lại như bình thường hãy đọc thật kỹ bài viết dưới đây để có cho mình những lưu ý giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật sụn chêm.

Tìm hiểu về rách sụn chêm

Rách sụn chêm là gì?

Phục hồi sau phẫu thuật sụn chêm1
Sụn chêm bị rách sẽ làm cho người bệnh đau đớn và khó vận động 

Sụn chêm là bộ phận nằm ở bên trong khớp gối như một tấm đệm lót giữa đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Sụn chêm có chức năng nâng đỡ lực của cả cơ thể, có hoạt dịch bao nuôi khớp, giảm sóc, tạo sự vững chắc cho khớp gối. Sụn chêm có vai trò khá quan trọng nhưng lại rất dễ bị tổn thương, chỉ một cú xoay bất ngờ cũng có thể khiến sụn chêm bị rách.

Rách sụn chêm thường gặp ở các vận động viên luôn phải tập luyện với cường độ cao hay những người thường xuyên phải hoạt động khớp gối nhiều, người bị ngã, gặp tai nạn, người lớn tuổi cũng dễ bị rách sụn chêm bởi tuổi cao, xương khớp yếu dần, thoái hóa khớp.

Vết rách sụn chêm có hình thái và tính nghiêm trọng khác nhau bởi vậy nên cách điều trị và thời gian phục hồi cũng sẽ khác nhau.

Điều trị rách sụn chêm như thế nào?

Phục hồi sau phẫu thuật sụn chêm2
Tùy vào tình trạng rách khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau

Điều trị rách sụn chêm sẽ khác nhau tùy vào tình trạng vết rách và tình trạng của bệnh nhân, các phương pháp điều trị bao gồm: Điều trị bảo tồn, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) và phẫu thuật. 

Điều trị rách sụn chêm bằng phương pháp nào thì phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng, giúp đôi chân của người bệnh sớm về trạng thái ban đầu, di chuyển và sinh hoạt bình thường, hạn chế nguy cơ bị thoái hóa khớp gối về sau.

Các giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật sụn chêm

Phục hồi sau phẫu thuật sụn chêm3
Người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý

Để người bệnh trở lại với các hoạt động sinh hoạt bình thường, dưới đây là các giai đoạn tập luyện phục hồi chức năng cho đôi chân. Người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi và có chế độ tập luyện thật phù hợp.

Giai đoạn 1: Ngay sau phẫu thuật

  • Trong giai đoạn nằm viện, người bệnh cần đeo nẹp đùi gối cẳng chân kể cả khi ngủ để tránh ảnh hưởng tới sụn chêm. 
  • Vào ngày thứ 2 sau mổ có thể vận động gập duỗi gối nhưng không tập quá 90 lần. Khi người bệnh ngồi hoặc không đi lại có thể gấp gối.
  • Gồng cơ đùi tư thế gối duỗi hoàn toàn, tập gồng 20 lần/liệu trình, mỗi lần giữ 5 giây x 3 liệu trình/ngày.
  • Duỗi thẳng khớp gối ở tư thế nằm hoặc ngồi trong 5 phút. Lặp lại 3 lần/ngày.
  • Đeo nẹp khi tập vận động khớp háng và cổ chân.
  • Khi đi bộ cần sử dụng nạng.

Giai đoạn 2: Sau phẫu thuật từ 2 - 6 tuần

  • Gồng cơ mặt trên đùi, tập 20 lần/ liệu trình mỗi lần 5 giây, 3 liệu trình/ ngày.
  • Duỗi thẳng khớp gối và nâng khỏi mặt giường hoặc đỡ gối bên dưới. Tập 3 lần/ngày, mỗi lần 5 phút.
  • Tập gập duỗi khớp gối khi đã tháo nẹp, tập không quá 90 lần.
  • Co cơ tĩnh toàn bộ chân phẫu thuật ở tư thế nằm chân duỗi thẳng.
  • Vận động khớp cổ chân ở tư thế khép khớp háng, gối duỗi thẳng.
  • Khi đi bộ sử dụng nạng và đeo nẹp.

Giai đoạn 3: Sau phẫu thuật từ 6 - 12 tuần

  • Bỏ nẹp, đi bộ dồn hoàn toàn trọng lượng lên chân phẫu thuật.
  • Đứng lên ở tư thế ngồi ghế.
  • Gập duỗi gối với máy tập hoặc dụng cụ y tế hỗ trợ.
  • Lên xuống cầu thang, đạp xe từ 10 - 20 phút.

Giai đoạn 4: Sau phẫu thuật 4 tháng

  • Có thể tập chạy.
  • Tập lại các môn thể thao sau 6 tháng.

Trong quá trình phục hồi, người bệnh thực hiện các bài tập một cách nhẹ nhàng, điều độ và phải có sự tư vấn, sát sao của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.

Lưu ý khi tập:

  • Không tập quá sức.
  • Sau khi tập có thể chườm đá lạnh để giảm phù nề.
  • Cẩn thận khi đi vào phòng tắm hay những nơi trơn trượt.
  • Gọi ngay cho các y tá, bác sĩ khi cần sự trợ giúp.
  • Môi trường xung quanh cần có đầy đủ ánh sáng cần thiết cho việc luyện tập.

Rách sụn chêm là một trong những chấn thương thường gặp khi chơi thể thao, bị ngã, bị tai nạn giao thông hoặc do tuổi cao... Là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất của khớp gối, rách sụn chêm khớp gối khiến người bệnh đau, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Để điều trị bệnh hiệu quả cũng như tránh được các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tuân thủ đúng các phương pháp điều trị và tập luyện theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là các giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật sụn chêm mà Nhà thuốc Long Châu tổng hợp đến bạn. Mong rằng bạn đã có cho mình những thông tin bổ ích để chăm sóc thật tốt cho sức khỏe của bản thân và cả những người xung quanh.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin