Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
U tế bào mầm được điều trị chủ yếu ở các bệnh viện ung bướu hoặc bệnh viện nhi với những trang thiết bị hiện đại. Có những phương pháp nào điều trị u tế bào mầm hiện nay?
Khi nhắc đến ung thư nói chung và u tế bào mầm nói riêng, nhiều người thường nghĩ đến điều trị bằng phương pháp xạ trị hoặc hóa trị. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của y học, các bệnh viện lớn hiện nay đã đưa vào điều trị u tế bào mầm ở trẻ em với nhiều phương pháp mới, có hiệu quả và rút ngắn thời gian hơn.
Việc xác định phương pháp điều trị nào là phù hợp còn dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:
Với tùy từng trường hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị thử nghiệm lâm sàng bằng cách kết hợp các phương pháp điều trị trong từng khoảng thời gian nhất định. Dưới đây là những phương pháp phổ biến nhất trong điều trị u tế bào mầm.
Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ khối u và một phần các mô lành xung quanh, hay còn được gọi là vùng rìa khối u nhằm không bỏ sót tế bào u. Hầu hết các u tế bào mầm có thể được loại bỏ hoàn toàn chỉ với phương pháp phẫu thuật, đặc biệt là u tế bào mầm tinh hoàn ở trẻ nam và u tế bào mầm buồng trứng ở trẻ nữ.
Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi khối u còn nhỏ
Hóa trị liệu là phương pháp đưa hóa chất vào máu để tiêu diệt tế bào ung thư toàn thân. Các đường vào phổ biến để thực hiện hóa trị bao gồm qua ống thông tĩnh mạch (IV) được nối cố định vào tĩnh mạch nhờ kim truyền, hoặc qua đường uống dưới dạng viên nén hoặc viên nhộng.
Một liệu trình hóa trị thường chính là một chu kỳ điều trị trong thời gian dài. Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng một loại thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau cùng lúc. Các thuốc hóa trị được chỉ định trong ung thư tế bào mầm bao gồm: Bleomycin (Blenoxane), cisplatin (Platinol) và etoposide (VePesid, Toposar).
Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư tế bào mầm đều phải hóa trị liệu. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý về những rủi ro đi kèm trong quá trình điều trị. Tác dụng phụ của hóa trị liệu phụ thuộc vào từng cá nhân và liều sử dụng, đa phần là chứng mệt mỏi và nguy cơ nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn cảm thấy buồn nôn và nôn, rụng tóc, chán ăn và tiêu chảy. Dù vậy, những tác dụng phụ này thường biến mất sau khi kết thúc điều trị.
Hóa trị liệu trong thời gian dài có thể khiến trẻ bị rụng tóc
Điều trị giảm nhẹ hay còn được gọi là chăm sóc giảm nhẹ, là phương pháp được sử dụng để làm giảm khả năng tác động của khối u, đồng thời cải thiện tác dụng phụ của bệnh và phương pháp điều trị kể trên.
Tất cả các bệnh nhân, ở mọi lứa tuổi, phân loại và giai đoạn ung thư đều cần được chăm sóc giảm nhẹ. Chăm sóc giảm nhẹ đem lại hiệu quả cao khi được bắt đầu càng sớm càng tốt. Bệnh nhân thường được điều trị khối u đồng thời với điều trị giảm nhẹ tác dụng phụ. Trên thực tế, những người được chăm sóc giảm nhẹ cùng lúc với điều trị ung thư thường ít có triệu chứng nghiêm trọng hơn, có chất lượng cuộc sống tốt hơn và họ hài lòng hơn với việc điều trị.
Phương pháp điều trị giảm nhẹ rất đa dạng, thường bao gồm dùng thuốc, thay đổi chế độ dinh dưỡng, các kỹ thuật thư giãn, hỗ trợ tinh thần và các liệu pháp khác. Các phương pháp giúp loại bỏ ung thư, chẳng hạn như hóa trị hoặc phẫu thuật cũng mang lại tác dụng điều trị giảm nhẹ.
Các hoạt động vui chơi giúp trẻ cảm thấy bớt căng thẳng hơn
Khi ung thư tái phát, một loạt các xét nghiệm sẽ được thực hiện lại từ đầu để đánh giá về tình trạng thực tại của cơ thể và ung thư. Ung thư tái phát có thể được điều trị bằng carboplatin (Paraplatin, Paraplatin, Bec Enum), ifosfamide (Cyfos, Ifex, Ifosfamide) và paclitaxel (Taxol). Phương pháp ghép tủy xương/ tế bào gốc hoặc xạ trị cũng có thể được sử dụng. Bác sĩ có thể đề xuất những thử nghiệm lâm sàng để tìm ra hướng mới trong điều trị ung thư tái phát.
Chăm sóc cuối đời cũng được coi là một trong những phương pháp điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, điều này chỉ được thực hiện khi bệnh không thể kiểm soát và chữa khỏi được nữa, hoặc u tế bào mầm đã tiến triển tới giai đoạn cuối. Nếu tiên lượng sống của bệnh nhi chỉ dưới 6 tháng, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn tinh thần áp dụng biện pháp chăm sóc cuối đời để trẻ được thoải mái về thể chất và tinh thần nhất có thể.
Các biện pháp chăm sóc cuối đời thường tập trung làm giảm các triệu chứng của bệnh
Trên đây là những phương pháp điều trị u tế bào mầm ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, việc cho trẻ thăm khám sớm để phát hiện bệnh kịp thời sẽ làm tăng khả năng sống và rút ngắn thời gian điều trị cho trẻ.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.