Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chỉ số progesterone ở nữ giới đóng vai trò quan trọng trong việc thụ thai và khi chỉ số này đạt mức cao tương đương với việc bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để làm mẹ.
Nồng độ progesterone thấp có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, đặc biệt đối với các chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ mang thai, vì có thể dẫn đến việc sảy thai hoặc thai chết lưu.
Progesterone là một hormone được tiết ra chủ yếu ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, là một trong những loại hormone kích thích và điều hòa nhiều chức năng của cơ thể. Progesterone được sản xuất từ buồng trứng, ngoài ra còn ở nhau thai (trong giai đoạn mang thai) và tuyến thương thận, giữ vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và duy trì thai kỳ.
Progesterone được liệt kê vào nhóm các hormone steroid, gọi là progestogen. Đây cũng là một chất chuyển hoá trung gian quan trọng trong quá trình sản xuất steroid nội sinh khác, bao gồm các hormone giới tính và các steroid tự nhiên, đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của não như một neurosteroid.
Nồng độ của progesterone huyết thanh dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, đạt đỉnh trước ngày hành kinh 7 ngày và cao hơn ở phụ nữ mang thai.
Trong giai đoạn nang noãn (trước khi rụng trứng), nồng độ progesterone duy trì ở mức thấp (0,2-1,5 ng/ml). Sau khi nồng độ hormone LH (hormone tạo hoàng thể) tăng cao, đạt đỉnh và dẫn đến hiện tượng rụng trứng, các tế bào hạt trong nang noãn sẽ bị vỡ, sản xuất ra progesterone dưới tác dụng của LH.
Trong giai đoạn hoàng thể (sau khi rụng trứng), nồng độ progesterone sẽ tăng nhanh đến mức tối đa đạt 10-20 ng/ml trong khoảng 5-7 ngày sau khi rụng trứng.
Nếu trứng không được thụ tinh, quá trình thụ thai không xảy ra, nồng độ progesterone sẽ giảm trong 4 ngày cuối của chu kỳ do quá trình thoái hoá của thể vàng.
Nếu trứng được thụ tinh, thể vàng giữ nồng độ progesterone ở mức cao. Sau đó, nhau thai chính là nguồn tiết progesterone giúp nồng độ progesterone tăng từ 10-50 ng/ml (trong ba tháng đầu của thai kỳ) đến 50-280 ng/ml (trong ba tháng cuối thai kỳ).
Progesteron rất quan trọng với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu lượng progesteron thấp, niêm mạc tử cung mỏng sẽ rất khó khăn cho quá trình thụ thai. Trường hợp xấu, quá trình làm tổ của trứng còn không thể xảy ra được, dẫn đến hiện tượng vô sinh, hiếm muộn.
Nếu như mang thai được bình thường mà lượng progesteron thấp cũng gặp rắc rối trong quá trình thai nhi phát triển. Lúc này, lượng progesteron không đủ khiến niêm mạc tử cung không phát triển, không gian chứa em bé sẽ rất chật hẹp và gây ra một số tình trạng nguy hiểm như: chảy máu âm đạo, cơ thể bị tăng áp bất thường, hoặc sảy thai, lưu thai…
Đối với phụ nữ không mang thai mà nồng độ progesteron thấp có thể bị chảy máu tử cung, mất kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều, khó thụ thai, hiếm muộn. Cùng với đó, nếu như nồng độ progesteron quá thấp sẽ dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố gây nên các triệu chứng như:
Bạn có thể sẽ không trải qua triệu chứng nào khi nồng độ progesterone thấp, và bạn cũng không cần phải điều trị. Nhưng nếu bạn mong muốn có em bé, liệu pháp hóc môn có thể mang lại kết quả. Liệu pháp hóc môn làm gia tăng lượng progesterone và làm dày thêm niêm mạc tử cung. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện cơ hội có được một thai kỳ khỏe mạnh và giữ thai cho đến ngày sinh.
Chứng rối loạn kinh nguyệt và xuất huyết bất thường có thể được cải thiện bằng liệu pháp hóc môn. Đối với những triệu chứng nghiêm trọng của mãn kinh, liệu pháp hóc môn liên quan đến sự phối hợp của estrogen và progesterone. Những phụ nữ chỉ sử dụng estrogen và không dùng progesterone có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Những sự lựa chọn điều trị bổ sung progesterone bao gồm:
Liệu pháp hóc môn (dù chỉ dùng estrogen hay sự phối hợp của cả estrogen và progesterone) đều có thể làm nhẹ đi các triệu chứng như:
Liệu pháp hóc môn có thể làm tăng nguy cơ:
Bác sĩ sẽ khuyên bạn không áp dụng liệu pháp hóc môn nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh như:
Sử dụng liệu pháp hóc môn thay thế tồn tại một số rủi ro, vì thế cần thiết phải tư vấn ý kiến bác sĩ.
Thanh Hoa
Nguồn Tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.