Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Quy trình chụp MRI như thế nào? Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI là bao lâu?

Ngày 17/11/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chụp MRI là phương pháp chẩn đoán bệnh qua hình ảnh tiên tiến được rất nhiều bệnh viện sử dụng hiện nay. Cùng tìm hiểu về quá trình chụp MRi và khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI trong bài viết này.

Chụp MRI là một phương pháp chẩn đoán bệnh lâm sàng được áp dụng rộng rãi trên thế giới và trong nước bởi độ chính xác cao của nó. Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc về khoảng cách giữa 2 lần MRI là bao lâu để đảm bảo hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc nói trên.

Chụp MRI là gì? Những ai cần chụp MRI

Quy trình chụp MRI như thế nào? Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI là bao lâu? 1 Chụp MRI là phương pháp phác họa hình ảnh trong cơ thể tiên tiến và hiện đại hiện nay

Chụp MRI hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ là phương pháp sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để phác họa hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể. Thông qua hình ảnh ghi lại được, bác sĩ có thể phát hiện tình trạng bệnh hoặc đáp ứng phác đồ điều trị phù hợp. Khác với các phương pháp chụp X-quang hay CT, MRI không sử dụng bức xạ ion hóa gây hại của tia X.

Phương pháp chụp MRI thường được sử dụng để chụp hình ảnh các vùng não, tim, phổi, đầu gối… Phương pháp này đặc biệt tối ưu trong việc phác họa hình ảnh các mô mềm và hệ thần kinh.

Những đối tượng cần tiến hành chụp MRI có thể kể đến là:

  • Người có một số biểu hiện bất thường có liên quan đến các bệnh lý như u thần kinh sọ não, u não, động kinh, tai biến, viêm não, chấn thương, viêm màng não,...
  • Người có biểu hiện hoặc nghi ngờ mắc bệnh về mạch máu, những bệnh lý dị tật bẩm sinh.
  • Người có biểu hiện bất thường liên quan đến một vài bệnh lý về tai - mũi - họng và mắt như chấn thương, viêm nhiễm hoặc bị u.
  • Những người được chẩn đoán là viêm, u hoặc chấn thương tủy sống, thoái hóa đốt sống,...
  • Bệnh nhân bị đau khớp vai, khớp khuỷu tay, cổ chân, cổ tay, khớp háng và khớp gối.
  • Bệnh nhân bị u phần mềm hoặc nghi ngờ bị ung thư phổi, gan, lá lách, tử cung, vú, tức phụ khoa hoặc nam khoa.
  • Một số trường hợp có thể chụp MRI kiểm tra tim, tưới máu cho não,...

Quy trình chụp MRI

Quy trình chụp MRI như thế nào? Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI là bao lâu? 2 Quy trình chụp MRI gồm trước trong và sau khi chụp

Với mỗi bệnh nhân, các bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ để xem có cần thiết chụp MRI hay không. Sau khi xem xét xong thì sẽ đưa vào phòng chụp. Quy trình cụ thể như sau:

Trước khi chụp:

  • Bệnh nhân cần tháo hết trang sức như vòng, đồng hồ, nhẫn, thẻ ATM,... Do chụp cộng hưởng từ có thể hút kim loại nên điều này giúp tránh nguy hiểm cho người bệnh trong thời gian chụp.
  • Thay đồ theo hướng dẫn của nhân viên.
  • Nằm lên máy theo tư thế thoải mái nhất và bắt đầu chụp.

Trong khi chụp:

  • Trong thời gian chụp, bệnh nhân cần nằm bất động để không ảnh hưởng đến hình ảnh cuối cùng.
  • Khi chụp ở vùng bụng, vùng ngực thì bệnh nhân sẽ được yêu cầu nín thở trong thời gian ngắn. Điều này cũng nhằm mục đích là cho ra hình ảnh sắc nét nhất.
  • Đối với trẻ em thì bác sĩ sẽ gây mê cho bé ngủ trong quá trình thực hiện. Trong trường hợp này trẻ cần nhịn ăn 6 tiếng trước khi chụp để có kết quả tốt nhất.

Sau khi chụp:

  • Bệnh nhân sẽ được về nhà và sinh hoạt như bình thường. Một số trường hợp sau khi chụp MRI bị choáng nhẹ sẽ được ở lại theo dõi đến khi hoàn toàn tỉnh táo.
  • Kết quả chụp sẽ được bác sĩ thông báo sau khi có hình ảnh phân tích từ máy.

Khoảng cách giữa hai lần chụp MRI là bao lâu?

Quy trình chụp MRI như thế nào? Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI là bao lâu? 3 Khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI bao lâu là thắc mắc của nhiều người

Đối với các bệnh nhân thông thường, thời gian chụp MRI có thể kéo dài từ 15 - 30 phút. Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân mà thời gian chụp có thể kéo dài hơn.

Rất nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc bao lâu chụp MRI một lần. Chụp MRI không sử dụng tia X nên không gây bức xạ ảnh hưởng đến cơ thể. Do đó, các chuyên gia không đưa ra khoảng cách giữa hai lần chụp MRI cụ thể là bao nhiêu. Tuy nhiên, vì quá trình chụp sử dụng từ trường mạnh nên bệnh nhân cần tham vấn ý kiến của bác sĩ rồi mới tiến hành chụp MRI. Người bệnh không nên tự ý đi chụp khi có các biểu hiện của bệnh mà cần tiến hành xem xét để tìm ra phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất, tránh tốn kém và mất thời gian.

Những đối tượng không được chụp MRI

Chụp MRI là một phương pháp chẩn đoán bệnh tiên tiến và hiện đại. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh không được áp dụng phương pháp này. Cụ thể:

  • Phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên: Lực tác động từ máy MRI có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển và đe dọa đến sức khỏe thai nhi.
  • Người bệnh bị viêm phổi nặng, suy thận, suy gan, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng sợ không gian kín…
  • Những người có mang thiết bị kim loại trong cơ thể như cuộn dây kim loại trong mạch máu, khớp nhân tạo bằng kim loại, van tim nhân tạo, máy khử rung tim cấy ghép, máy bơm thuốc tự động cấy dưới da, máy kích thích thần kinh cấy ghép, máy tạo nhịp tim, máy trợ thính, đinh vít, tấm, stent hoặc kim bấm phẫu thuật, ốc tai điện tử, đạn, mảnh bom hoặc bất kỳ loại mảnh kim loại nào khác.

Trên đây là những thông tin dành cho bạn về quy trình chụp MRI và khoảng cách giữa 2 lần chụp MRI là bao nhiêu. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp này và có được những lựa chọn phù hợp cho bản thân.

Nhật Lệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.