Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Quy trình khám thai tháng thứ 7 và lợi ích của việc khám thai định kỳ mẹ bầu nên biết

Ngày 15/06/2024
Kích thước chữ

Thời điểm khám thai tháng thứ 7 rất quan trọng với mẹ bầu. Đây là thời điểm chị em cần trao đổi kỹ với bác sĩ về hướng dẫn chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới gần. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về quy trình khám thai nhé!

Khám thai định kỳ là một phần không thể thiếu trong giai đoạn mang thai. Trong đó, quy trình khám thai tháng thứ 7 gần kề thời điểm chuyển dạ sẽ giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe tổng thể của mẹ, sự phát triển của em bé cũng như đưa ra tư vấn phù hợp.

Lợi ích khi mẹ bầu khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ không chỉ là một quy trình y tế cần được chú trọng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là một số lợi ích đáng chú ý khi mẹ bầu tuân thủ lịch khám thai định kỳ, cụ thể:

  • Nắm rõ tình trạng phát triển và sức khỏe của thai nhi: Khám thai định kỳ cho phép mẹ bầu và bác sĩ theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi từng giai đoạn. Nhờ vào các kỹ thuật siêu âm kết hợp các xét nghiệm y tế, chị em có thể biết được sức khỏe của thai nhi để phát hiện kịp thời bất thường nếu có.
  • Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp: Việc được tư vấn về dinh dưỡng là một phần quan trọng của việc chăm sóc thai kỳ. Một chế độ dinh dưỡng cân đối, đủ dưỡng chất không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thai nhi.
  • Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm tầm soát cần thiết: Một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm tiểu đường, xét nghiệm sàng lọc dị tật... chỉ có kết quả chính xác trong một khoảng thời gian nhất định trong thai kỳ. Việc khám thai định kỳ giúp mẹ bầu thực hiện đầy đủ các xét nghiệm này, từ đó giúp phát hiện và can thiệp kịp thời những vấn đề sức khỏe có thể phát sinh.
  • Giảm nguy cơ tử vong ở thai nhi: Nghiên cứu đã chứng minh rằng mẹ bầu tuân thủ lịch khám thai định kỳ giảm nguy cơ tử vong ở thai nhi đáng kể so với những người không thực hiện. Việc theo dõi và can thiệp kịp thời vào bất kỳ vấn đề nào có thể phát sinh trong thai kỳ giúp tăng cơ hội sống sót cũng như sự phát triển khỏe mạnh cho thai nhi.

Tổng thể, việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ không chỉ là một phần không thể thiếu của việc chăm sóc sức khỏe thai kỳ mà còn là một cách hiệu quả để đảm bảo sức khỏe cũng như an toàn cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

Quy trình khám thai tháng thứ 7 và lợi ích của việc khám thai định kỳ mẹ bầu nên biết 1
Theo dõi sức khỏe thai kỳ giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của bé

Quá trình khám thai tháng thứ 7

Quá trình khám thai vào tháng thứ 7 đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong quá trình thai kỳ của mẹ bầu. Trong giai đoạn này, không chỉ sự phát triển của thai nhi được theo dõi một cách kỹ lưỡng mà còn sự chăm sóc, đánh giá sức khỏe của mẹ được đặc biệt quan tâm. Dưới đây là những điểm quan trọng trong quá trình khám thai vào tháng thứ 7 trong tam cá nguyệt thứ 3, bao gồm:

Theo dõi sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Trong giai đoạn này, cơ thể của mẹ bầu bắt đầu trải qua nhiều thay đổi lớn, cảm giác nặng nề, mệt mỏi xuất hiện thường xuyên. Việc khám thai tháng thứ 7 giúp bác sĩ đánh giá, theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ bầu.

Tiên lượng sinh sản

Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá vị trí và tình trạng của ngôi thai, cùng với việc đánh giá sự tương xứng giữa cân nặng của thai nhi và khung chậu của mẹ. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ đưa ra dự đoán về quá trình sinh sản, xác định có nguy cơ gì có thể xảy ra.

Quy trình khám thai tháng thứ 7 và lợi ích của việc khám thai định kỳ mẹ bầu nên biết 2
Thời điểm khám thai tháng thứ 7 giúp bác sĩ đưa ra tư vấn phù hợp

Phòng tránh, can thiệp vào các tai biến sản khoa

Giai đoạn này là lúc các tai biến sản khoa có thể xảy ra nhiều, đặc biệt là trong quá trình chuyển dạ. Việc kiểm tra kỹ lưỡng, thường xuyên trong quá trình khám thai tháng thứ 7 giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời vào những vấn đề này, từ đó đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Quyết định về việc sinh mổ khi cần thiết

Trong trường hợp thai kỳ nguy cơ cao hoặc có những vấn đề xuất hiện, bác sĩ có thể quyết định cho mẹ bầu nhập viện sớm hoặc quyết định về việc sinh mổ khi thai đủ trưởng thành. Việc này nhằm đảm bảo an toàn tốt nhất cho cả mẹ lẫn thai nhi trong quá trình sinh sản.

Lịch trình khám thai định kỳ cho mẹ bầu

Không chỉ thời điểm khám thai tháng thứ 7 mà mẹ bầu nên tuân thủ lịch trình khám thai định kỳ. Đây là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe thai kỳ của chị em. Việc tuân thủ đúng lịch trình này không chỉ giúp mẹ bầu theo dõi sức khỏe của mình và thai nhi thường xuyên mà còn đảm bảo các biện pháp can thiệp kịp thời nếu phát hiện bất kỳ vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai cũng như sinh sản.

Quy trình khám thai tháng thứ 7 và lợi ích của việc khám thai định kỳ mẹ bầu nên biết 3
Bác sĩ có thể phát hiện và xử trí kịp thời nếu mẹ khám thai định kỳ đều đặn

Dưới đây là lịch trình tổng quan về thời điểm khám thai định kỳ, cụ thể:

  • Khám thai lần 1 (thai 8 – 11 tuần): Bao gồm kiểm tra sức khỏe tổng quát của mẹ bầu, thực hiện các xét nghiệm máu, đo nhịp tim của thai nhi và khám chuyên khoa khác nếu cần thiết.
  • Khám thai lần 2 (thai 12 – 15 tuần): Mẹ được thực hiện siêu âm hình thái thai, làm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm máu và xét nghiệm Rubella virus IgM, IgG.
  • Khám thai lần 3 (thai từ 16 – 18 tuần): Đánh giá sự phát triển kích cỡ tế bào thai. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Khám thai lần 4 (thai từ 22 – 24 tuần): Tiến hành siêu âm thai kết hợp xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và tế bào máu ngoại vi.
  • Khám thai lần 5 (thai từ 25 – 29 tuần): Tiến hành siêu âm xem hình thái thai cùng xét nghiệm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
  • Khám thai lần 6 (thai từ 30 – 32 tuần): Mẹ bầu được tiếp tục khám thai và siêu âm. Đồng thời, phụ nữ có thai có thể đăng ký tham gia lớp học tiền sản.
  • Khám thai lần 7 (thai từ 36 – 37 tuần): Giai đoạn này cần được thăm khám kĩ vì kết quả liên quan đến chỉ định sinh mổ hay sinh thường.
  • Khám thai lần 8 (thai từ 38 – 39 tuần): Theo dõi sức khỏe tổng quát của mẹ bầu và thai nhi. Đồng thời, đánh giá tình trạng nước ối và cơn co tử cung.
  • Khám thai lần 9 (thai >40 tuần): Mẹ được chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh sản. Đội ngũ nhân viên y tế sẽ hướng dẫn và hỗ trợ cho mẹ bầu trong quá trình sinh cũng như sau sinh.
Quy trình khám thai tháng thứ 7 và lợi ích của việc khám thai định kỳ mẹ bầu nên biết 4
Mẹ bầu được thực hiện xét nghiệm Rubella virus ở tuần 12 đến 15 thai kỳ

Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới quý độc giả quy trình khám thai tháng thứ 7. Việc tuân thủ lịch trình khám thai tháng thứ 7 kết hợp thăm khám định kỳ hàng tháng không chỉ là biện pháp phòng ngừa mà còn là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ bầu cùng thai nhi, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình sinh sản, giúp em bé chào đời an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm: Bảng tính tuần thai ra tháng: Hướng dẫn chi tiết cho bà bầu

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin