Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rách sụn chêm nên ăn gì và chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn nên phân chia như thế nào để giúp tăng cường sức đề kháng, giúp ích trong việc điều trị các bệnh về xương khớp?
Để biết được nên bổ sung các thực phẩm gì để tái tạo cơ xương khớp hiệu quả, chúng ta nên xác định các chất người bệnh rách sụn chêm được phép sử dụng.
Ăn uống bổ dưỡng và cân bằng dinh dưỡng giúp bệnh nhân ngăn ngừa tổn thương và cải thiện các triệu chứng liên quan đến hệ xương khớp. Dưới đây là 3 lợi ích chính cho quá trình điều trị bệnh rách sụn chêm khi người bệnh có chế độ ăn uống phù hợp:
Việc thừa cân sẽ gây áp lực lên các khớp và vùng vết thương bị rách. Ngoài ra việc tích trữ mỡ trong cơ thể còn tăng nguy cơ gây viêm, sưng dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc duy trì cân nặng hợp lý sẽ làm giảm dấu hiệu sưng viêm.
Một số thực phẩm hỗ trợ kháng viêm trong cơ thể và cải thiện các triệu chứng của. Ăn đủ các chất chứa vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin E,… Ngăn ngừa tổn thương cho hệ xương khớp. Là công cụ cần thiết dành cho những bệnh nhân đã và đang mắc các chứng bệnh về xương khớp.
Bệnh nhân khi mắc các bệnh về xương khớp thường có hàm lượng cholesterol khá cao. Vì thế lợi ích của bữa ăn có chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của căn bệnh này.
Thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho người mắc bệnh rách sụn chêm bao gồm nhóm thực phẩm có thể tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp và giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục vết thương. Một số thực phẩm dưới đây có thể giảm bớt các triệu chứng đau xương khớp của bệnh nhân:
Hoa quả được mệnh danh là nguồn vitamin dồi dào, do đó bạn có thể lựa chọn một số loại trái cây sau đây để luân phiên thay đổi trong các bữa ăn của mình:
Bên cạnh vitamin thì chất xơ cũng cần phải bổ sung vào bữa ăn của người mắc bệnh rách sụn chêm nhờ vào hiệu quả kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn, có thể hấp thu và chuyển hóa đa dạng các chất mới diễn ra ổn định. Cụ thể có thể ưu tiên các món rau cải ngọt, cải thìa, cải xanh,… Nhờ lượng vitamin K đầy đủ, hỗ trợ phát triển hệ xương khớp khỏe mạnh, cần thiết của cơ thể mỗi ngày.
Trà xanh nổi tiếng là nhóm thực phẩm chống oxy hóa cho cơ thể, chứa hàm lượng polyphenol khá cao. Polyphenol đã được nghiên cứu thuộc nhóm chất oxy hóa có thể giúp giảm viêm, sưng và hạn chế khả năng tổn thương của sụn khớp.
Ngoài ra thì trà xanh cũng cung cấp một lượng nhỏ vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên trà xanh có thể gây mất ngủ nếu pha quá đặc và uống nhiều hơn 3 ly mỗi ngày.
Sữa không chỉ là thực phẩm giàu canxi và vitamin D cần thiết cho quá trình điều trị và hồi phục vết thương bị rách. Trong sữa còn cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng, mang lại sự cân bằng sức khỏe cho quá trình điều trị. Các hợp chất dinh dưỡng có trong sữa đảm nhiệm vai trò tăng sự dẻo dai cho xương, cải thiện triệu chứng đau đớn.
Hàm lượng axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe, đặc tính chống viêm cao có lợi cho người mắc bệnh về xương khớp. Người bệnh nên bổ sung trực tiếp dầu cá hoặc các chất có chứa dầu cá trong bữa ăn ít nhất 2 lần mỗi tuần. Các nguồn thực phẩm cung cấp omega-3 gồm: Quả óc chó, hạt chia, dầu hạt lanh, trứng, cá hồi,…
Qua thông tin trong bài viết trên, người đọc đã biết được người bệnh rách sụn chêm nên ăn gì và cần phải hạn chế các nhóm thực phẩm như thế nào. Giữ chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tránh xa các chất có hại cho vết thương là cách giảm tối đa biến chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi tốt nhất cho các bệnh nhân gặp phải tình trạng rách sụn chêm.
Kim Ngân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.