Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rạn da bị ngứa: Nguyên nhân và cách xử trí

Ngày 19/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rạn da bị ngứa cần được xử trí đúng cách để tránh làm vết rạn lan rộng. Bạn đã biết cách khắc phục tình trạng ngứa vết rạn da chưa? Cùng tìm hiểu về rạn da ngứa và cách điều trị nhé!

Không phải mọi trường hợp rạn da đều xuất hiện cảm giác châm chích, ngứa ngáy. Theo thống kê ở phụ nữ mang thai thì tỷ lệ ngứa rạn da chỉ chiếm khoảng 14%. Tuy nhiên, khi đã kèm theo ngứa ở vết rạn thì sẽ có nguy cơ tổn thương nặng hơn. Việc chăm sóc và điều trị vết rạn bị ngứa cần lưu ý cẩn thận. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về ngứa rạn da và cách xử trí.

Vì sao có tình trạng rạn da bị ngứa?

Rạn da thực chất là các vết sẹo để lại sau khi mô da bị rách do co giãn quá mức. Ban đầu, chúng là những vết chằng chịt màu hồng, đỏ hoặc tím. Lâu dần, vết rạn mờ đi và có màu trắng sữa hoặc trắng nhạt. Cảm giác ngứa thường xảy ra trong giai đoạn đầu của rạn da. Một số trường hợp bị ngứa kể cả khi hiện tượng rạn da đã ngừng lại. Tùy cơ địa mà có người bị ngứa khi rạn, có người không.

Nguyên nhân ngứa khi rạn da là do da đang bị kéo rách gây châm chích. Thông thường, da sẽ tự sản sinh collagen để tái tạo lớp da bị tổn thương. Khi các vết rạn dần lành lại, chúng tiếp tục gây ngứa tương tự vết thương “ăn da non”. Trường hợp các vết rạn da sau sinh bị ngứa là do chúng chưa lành hẳn. Vết rạn mỏng và nhạy cảm nên dễ ngứa khi bị khô hoặc gặp thời tiết giao mùa.

rạn da bị ngứa 1 Rạn da bị ngứa dễ gặp ở phụ nữ mang thai

Tác hại của việc gãi khi vết rạn da bị ngứa

Gãi là phản ứng tự nhiên của bất cứ ai khi da có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Hành động này có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu ngay tức thời ở các vết rạn. Tuy nhiên, nếu gãi quá mạnh sẽ gây trầy xước bề mặt da. Điều này khiến vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào da gây nhiễm trùng. Khi gãi, vô tình bạn làm cho các vết rạn bị rách to và dài hơn, tình trạng rạn da càng nặng hơn.

Thay vì gãi thì bạn chỉ nên mát xa nhẹ nhàng, tránh gây cọ xát mạnh ở các vết rạn. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách giảm ngứa vết rạn da dưới đây:

  • Chườm lạnh: Lấy khăn vải bọc đá hoặc nhúng khăn vào nước lạnh rồi chườm lên vết rạn. Cảm giác mát lạnh giúp xoa dịu cơn ngứa ngáy. Lưu ý không chườm lạnh phần bụng cho phụ nữ bị rạn da ngứa khi mang thai để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Tắm nước ấm: Nếu gặp thời tiết lạnh thì bạn có thể tắm bằng nước ấm để giảm ngứa tức thời. Độ ấm của nước còn mang tới cảm giác dễ chịu, sảng khoái cho làn da. Tắm nước ấm cũng loại bỏ vi khuẩn, chất bẩn giúp các vết rạn sạch sẽ hơn, chống dị ứng.
  • Mặc quần áo rộng rãi: Bộ đồ rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi giúp các tế bào da “dễ thở” hơn. Quần áo chật hoặc bó sát vào người dễ gây bí bách, ra nhiều mồ hôi và ngứa ngáy.
rạn da bị ngứa 2 Gãi ngứa càng làm cho vết rạn lan rộng

Tuyệt chiêu khắc phục tình trạng rạn da bị ngứa

Những cách chườm lạnh, tắm nước ấm và mặc quần áo thoáng mát chỉ giúp giảm ngứa tức thời. Để thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy khi bị rạn da, bạn cần có phương pháp điều trị chuyên sâu. Đó là các phương pháp giúp làn da phục hồi nhanh hơn và ngăn chặn xuất hiện vết rách mới. Trong vô vàn cách trị rạn da ngứa hiện nay, đây là 2 cách ngon - bổ - rẻ được yêu thích nhất.

Trị rạn da bị ngứa bằng phương pháp tự nhiên

Bạn có thể sử dụng rau củ quả trong tự nhiên để điều trị hiệu quả chứng rạn da. Cách làm này rất lành tính, ít khi gây kích ứng da nên phù hợp để trị rạn da tuổi dậy thì, khi mang thai hoặc sau sinh. Trị rạn da bằng phương pháp tự nhiên không quá cầu kỳ. Nguyên liệu sử dụng cũng rất phổ biến, không khó tìm mua. Bạn tham khảo một số nguyên liệu giúp trị tình trạng ngứa do rạn da dưới đây nhé!

  • Chanh tươi: Chứa acid citric giúp làm mờ và làm se vết rạn.
  • Nha đam: Cấp ẩm để tăng đàn hồi, chống nứt vỡ mô da.
  • Củ nghệ tươi: Chứa cucurmin giúp làm lành các vết rạn.
  • Dầu dừa: Giàu vitamin E giúp làm mềm da, chống rạn.
  • Dầu oliu: Dưỡng ẩm, làm mờ rạn và làm dịu nhẹ làn da.

Hạn chế của phương pháp tự nhiên là cần có thời gian để thẩm thấu phát huy công dụng. Tình trạng ngứa vết rạn da chưa thể cải thiện rõ rệt chỉ trong vài lần sử dụng đầu tiên. Vì vậy mà phương pháp này chỉ hiệu quả đối với các vết rạn nhỏ và không quá ngứa. Nếu vết rạn đã kéo dài và ngứa nhiều, bạn nên tham khảo cách khắc phục bằng các loại kem, tinh dầu trị rạn nhé!

rạn da bị ngứa 3 Nha đam giúp dưỡng ẩm và trị ngứa rạn da rất tốt

Sử dụng các sản phẩm điều trị rạn da bị ngứa

Các sản phẩm trị rạn này đã được chiết xuất thành dạng tinh dầu, kem hoặc sữa tắm nên sử dụng rất tiện lợi. Sản phẩm trị rạn chứa các dưỡng chất đã được nghiên cứu, chọn lọc kỹ lưỡng và kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng. Vì là sản phẩm trị rạn chuyên sâu nên cho hiệu quả rất nhanh. Các vết rạn sẽ giảm ngứa rõ rệt trong những lần sử dụng đầu tiên và ngăn ngừa bị lan rộng.

Trị rạn ngứa ở da, bạn tham khảo một số sản phẩm này nhé!

rạn da bị ngứa 4 Sản phẩm kem trị rạn Palmer's

Để tránh gãi mạnh vì không kiềm chế được khi rạn da bị ngứa, bạn nên sớm chăm sóc và điều trị bằng các sản phẩm trị rạn. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước, dưỡng ẩm vùng da bị rạn để tránh khô da. Cảm giác ngứa ngáy thường xuất hiện nhiều hơn khi da bị khô. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng rạn ngứa da nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm