Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có rất nhiều trường hợp không may bị nứt răng nhưng vẫn có nhu cầu niềng răng để mong muốn sở hữu được hàm răng đều đẹp như mong muốn. Tuy nhiên, răng bị nứt có niềng được không thì không phải ai cũng hiểu rõ.
Răng bị nứt có thể là kết quả của việc nghiến răng, nhai thức ăn cứng, va chạm mạnh do tai nạn hoặc do ảnh hưởng của tuổi tác. Răng bị nứt chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nứt răng. Vậy răng bị nứt có niềng được không? Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này thì hãy theo dõi nội dung dưới bài viết sau nhé.
Một số nguyên nhân dẫn đến nứt răng có thể kể đến như:
Va đập với các tác nhân bên ngoài chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bị nứt dọc thân răng. Có thể bạn vô tình bị té ngã khiến cho răng va đập vào những vật cứng. Nếu như chịu tác động lực mạnh thì răng có thể bị vỡ ra làm đôi, thậm chí bị tách ra làm 2 phần riêng biệt.
Những thói quen hàng ngày tưởng như đơn giản lại có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như khiến răng bị nứt vỡ, thậm chí có thể làm ảnh hưởng tới xương hàm. Các thói quen như dùng răng để mở nắp bia, nhai đá, ăn đồ nóng lạnh, cắn càng cua… sẽ khiến cho răng dần bị yếu đi. Tình trạng này nếu để lâu sẽ khiến cho răng rất dễ bị lão hóa và dẫn đến tình trạng bị vỡ chân răng và mất răng.
Nếu như trước đó bạn đang ăn thức ăn nóng rồi sau đó giảm nhiệt bằng cách uống đồ lạnh cũng có thể khiến cho răng bị nứt.
Răng tự nhiên nếu bị nứt thì chủ yếu là do men răng bị yếu. Những trường hợp có men răng bị yếu thường là do yếu tố di truyền hay trong quá trình mang thai, mẹ dùng quá nhiều thuốc kháng sinh. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng không được sạch sẽ và cẩn thận cũng có thể khiến cho men răng trở nên yếu dần.
Càng lớn tuổi, tình trạng răng sẽ trở nên suy yếu dần nên khi ăn nhai, răng có thể sẽ bị nứt.
Tình trạng nứt răng có thể xảy ra trong trường hợp bạn nghiến răng quá nhiều vào ban đêm, men răng yếu, điều trị tủy, mắc các bệnh lý về sâu răng… Khi đó phần răng bị yếu nên sẽ rất dễ bị nứt vỡ hơn so với những răng đang khỏe mạnh bình thường.
Nếu như bạn gặp phải tình trạng răng bị hô, móm, răng thưa và răng mọc khấp khểnh… nhưng do một lý do nào đó mà bạn sẽ bị nứt răng. Khi đó, bạn lo lắng và băn khoăn không biết có nên niềng răng được hay không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Trước khi niềng răng, bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám và điều trị những bệnh lý về răng miệng một cách triệt để. Tùy thuộc vào tình trạng, mức độ của răng bị nứt mà bác sĩ sẽ có sự chỉ định cụ thể để điều trị cũng như khắc phục tình trạng răng bị nứt trước. Khi sức khỏe răng miệng được đảm bảo, răng nứt được điều trị dứt điểm và những bệnh lý về răng miệng khác được khắc phục thì sẽ bắt đầu quá trình niềng răng.
Khi nứt răng mà thực hiện niềng răng, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:
Trong quá trình thực hiện việc niềng răng, vấn đề vệ sinh răng miệng là điều rất quan trọng. Bởi lẽ việc gắn mắc cài ở trên răng sẽ khiến cho thức ăn bám vào mắc cài và khiến cho răng bị sâu, mắc các bệnh lý về răng miệng nếu như không được vệ sinh răng miệng một cách sạch sẽ. Chính vì vậy, bạn cần phải vệ sinh răng miệng một cách sạch sẽ theo sự hướng dẫn của các bác sĩ và dùng những thiết bị để vệ sinh răng miệng như dùng bàn chải kẽ răng, bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa, tăm nước.
Vệ sinh răng khi đang niềng răng sẽ khiến cho bạn mất thời gian hơn. Tuy vậy, nếu không vệ sinh răng thì bạn sẽ rất dễ bị viêm nha chu, sâu răng và ảnh hưởng tới thời gian niềng răng.
Thời gian đầu khi mới niềng răng, bạn sẽ khó có thể thích nghi với những loại mắc cài và dây cung. Chính vì vậy, dưới sự cọ sát của mắc cài mà phần má, môi sẽ có thể bị tổn thương và gây cho bạn cảm giác khó chịu, đau nhức. Không những thế, khi gắn mắc cài, răng sẽ bị lung lay và khá yếu. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm dai cứng và nên ăn thức ăn mềm như súp, cháo, sinh tố… Các món ăn này sẽ giúp cho bạn đỡ đau hơn mà vẫn cung cấp được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Trước khi niềng răng, bạn nên điều trị triệt để những bệnh lý về răng miệng. Do đó, bước đầu tiên mà bạn cần làm đó là thăm khám tổng quát và điều trị răng. Nếu như răng bị sâu, men răng bị mòn, viêm nướu… răng sẽ trở nên yếu đi và không đủ lực để giúp cho răng dịch chuyển. Không những vậy, trong quá trình niềng răng, răng sẽ bị đau nhức một cách liên tục. Do đó, việc điều trị dứt điểm các bệnh về răng miệng là điều vô cùng cần thiết.
Với câu hỏi "Răng bị nứt có niềng được không?" thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy vậy, để kết quả mang lại được tốt nhất, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề quan trọng khi niềng răng nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.