Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rò luân nhĩ là bệnh lý dị tật bẩm sinh ở trẻ, là một lỗ rò nhỏ ở trước vành tai thông với bên trong vùng chân sụn vành tai. Vậy rò luân nhĩ vệ sinh như thế nào là đúng cách? Các hướng chữa trị như thế nào?
Rò luân nhĩ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó việc chăm sóc và vệ sinh không đúng cách sẽ gây ra các viêm nhiễm nguy hiểm. Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay về rò luân nhĩ, cách vệ sinh rò luân nhĩ và phương pháp chữa trị nhé
Rò luân nhĩ là một dị tật khi mới sinh ra và sẽ xảy ra ở khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Bệnh có thể bị một bên tai hoặc cả hai bên tai. Lỗ rò luân nhĩ sẽ xuất hiện ở trước vành tai và đi sâu vào trong đế bám vào màng sụn. Rò luân nhĩ được hình thành do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ 2 để tạo ra tai ngoài.
Rò luân nhĩ xảy ra với các dị tật khác, dẫn đến tạo thành những hội chứng và bệnh lý với biểu hiện toàn thân như hội chứng tai-mang-thận, teo nửa mặt,...
Rò luân nhĩ không phải là một dị tật quá nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nên không quan sát triệu chứng, không có cách chăm sóc và vệ sinh hợp lý có thể dẫn đến các biến chứng như:
Khi lỗ rò luân nhĩ viêm nhiễm có thể làm cho trẻ bị sốt, đau nhức vùng tai, chỗ rò có thể sưng to tạo thành một ổ viêm. Chỗ ống rò có thể chảy dịch có mùi hôi, ngứa ngáy.
Bị rò luân nhĩ vệ sinh như thế nào? Nếu lỗ rò luân nhĩ không bị viêm sưng thì việc vệ sinh rất đơn giản, chỉ cần làm sạch bằng khăn lau hoặc có thể dùng thêm nước muối sinh lý để lau hoặc rửa mặt và tai bằng sữa rửa mặt như bình thường.
Nhưng trong trường hợp nhiễm trùng, rò luân nhĩ vệ sinh như thế nào? Đối với tình trạng này, chúng ta cần dùng nước muối sinh lý chấm vào vùng rò luân nhĩ và vùng sưng viêm xung quanh. Lưu ý không sờ tay hay nặn mủ hoặc dùng vật nhọn đâm vào ổ mủ. Bệnh nhân cũng không nên đắp lá hay thuốc mà chưa được sự hướng dẫn từ các bác sĩ. Nếu quá đau nhức trong khi bị viêm, bệnh nhân có thể chườm ấm vùng này để giảm triệu chứng.
Sau khi đã điều trị phẫu thuật rò luân nhĩ, cần vệ sinh vùng này theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Rò luân nhĩ ở trẻ là một dị tật bẩm sinh lành tính và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu không gây bít tắc, nhiễm trùng, áp-xe… thì hoàn toàn có thể chung sống với bệnh này.
Tuy nhiên nếu bệnh gây ra viêm nhiễm sẽ cần tiến hành phẫu thuật để không ảnh hưởng tới thẩm mỹ và thính lực của trẻ.
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh để điều trị quá trình nhiễm trùng tại vùng rò luân nhĩ. Trong trường hợp thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút ổ dịch viêm nhiễm nặng hoặc có thể rạch và làm sạch mủ ở ổ áp-xe. Kết hợp dùng kháng sinh cho đến khi không còn viêm nhiễm lỗ rò luân nhĩ nữa sẽ phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đường rò.
Thời gian phẫu thuật sẽ diễn ra nhanh chóng và có thể xuất viện sớm sau phẫu thuật. Vết mổ rò luân nhĩ không quá lớn nên thường sẽ không để lại sẹo, nếu có các vết sẹo nhỏ có thể xử lý bằng cách công nghệ trị sẹo rất hiệu quả.
Khi phẫu thuật xong thì lỗ rò luân nhĩ vệ sinh như thế nào để không gây viêm nhiễm tiếp cũng là một vấn đề cần được các bậc phụ huynh lưu ý làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các lưu ý để ngăn ngừa lỗ rò bị nhiễm trùng đó là:
Trên đây là tổng hợp các thông tin tham khảo về rò luân nhĩ vệ sinh như thế nào và các phương pháp điều trị, các lưu ý phòng ngừa rò luân nhĩ. Đây không phải là bệnh nguy hiểm tới tính mạng của trẻ, tuy nhiên các bậc phụ huynh hãy luôn theo dõi tình trạng lỗ rò luân nhĩ và sớm điều trị nếu phát hiện viêm nhiễm nhé!
Minh Hạnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.