Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý được thực hiện như thế nào?

Ngày 18/07/2022
Kích thước chữ

Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý giúp cho việc vệ sinh răng miệng cho bé tốt hơn, chống lại các bệnh lý răng miệng thường gặp ở trẻ.  Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn vệ sinh khoang miệng cho bé, mẹ cần tìm hiểu thông tin kỹ trước khi thực hiện.

Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý là việc làm không hề đơn giản, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Dù là một hoạt động cần thiết giúp cho việc vệ sinh răng miệng nhằm chống lại các bệnh răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu,...

Tuy vậy, có nên rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý? Phương pháp nào có thể đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các mẹ cách rơ lưỡi theo các bước rất đơn giản.

Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý có thực sự cần thiết? 

Các mẹ thường thắc mắc: Liệu việc rơ lưỡi cho bé có thực sự cần thiết? Đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Thực tế, vệ sinh răng miệng không chỉ là việc làm cần thiết đối với người lớn mà còn rất quan trọng đối với trẻ em. Đặc biệt, trẻ khi uống sữa mẹ và sữa ngoài thì bề mặt lưỡi bám rất nhiều vi sinh vật, chúng gây ra các mùi hôi. Khi không vệ sinh cẩn thận, vi sinh vật trong miệng dẫn đến nấm miệng và tưa lưỡi ở trẻ. Điều này khiến bé cảm thấy biếng ăn và khó chịu. 

Lưỡi của bé bị nấm trắng

Lưỡi của bé bị nấm trắng

Theo thời gian, nó có thể làm gia tăng các bệnh về nướu và lưỡi như nấm, nhiễm trùng,...  Vì thế, việc rơ lưỡi cho bé là rất cần thiết, giúp khoang miệng của bé sạch sẽ hơn, hạn chế vi khuẩn tích tụ và các bệnh lý về răng miệng.

Nên rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý không?

Việc vệ sinh khoang miệng đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Vậy, khi nào thì mẹ nên rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý?

Theo các chuyên gia, khi bé khoảng 1 tháng tuổi, mẹ có thể tiến hành rơ lưỡi cho bé với nước muối 1 lần/ ngày. Thói quen này nên được duy trì cho đến khi bé được 3 - 4 tuổi và tự biết vệ sinh răng miệng cho mình. Ngoài ra, trường hợp bé bị tưa lưỡi, nấm miệng, mẹ nên vệ sinh cho bé bằng nước muối theo chỉ định từ bác sĩ. Để giúp đẩy lùi vi khuẩn, điều trị bệnh dứt điểm. Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối có những công dụng:

Diệt khuẩn khoang miệng: Nước muối có công dụng kháng khuẩn, làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám từ thức ăn thừa. Từ đó, phòng ngừa và hỗ trợ các bệnh liên quan đến răng miệng. Nước muối sinh lý rất an toàn với trẻ nhỏ: Với nồng độ Nacl là 0.9% đây là chỉ số tuyệt đối an toàn. Dù bé có cơ địa nhạy cảm, bạn vẫn có thể yên tâm, không lo trẻ bị kích ứng hoặc xuất hiện các tác dụng phụ.

Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý

Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý

Hướng dẫn rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý tại nhà

Dùng nước muối sinh lý để rơ lưỡi tưởng chừng như là việc đơn giản nhưng làm thế nào để đem đến hiệu quả cao thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là hướng dẫn cách vệ sinh tưa lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý mà mẹ có thể thực hiện tại nhà dễ dàng.

Bước 1: Lựa chọn gạc rơ lưỡi

Gạc rơ lưỡi đảm bảo được độ an toàn cho trẻ nên đáp ứng được các tiêu chí như:

Vô khuẩn: Gác đã qua tiệt trùng, đóng gói trong túi kín để đảm bảo không có vi khuẩn xâm nhập

Độ mềm mài: Gạc cần đảm bảo được độ mềm mại, không bị thô cứng để tránh gây tổn thương khoang miệng, vì niêm mạc miệng của trẻ rất mỏng và khá nhạy cảm.

Kích cỡ nhỏ gọn: Gạc nên có kích cỡ nhỏ để thực hiện thao tác rơ dễ dàng, không gây cộm, vướng, khiến bé cảm thấy khó chịu. Ưu tiên sản phẩm có dạng xỏ ngón vì tiện lợi và nhỏ gọn hơn so với gạc quấn quanh ngón tay.

Lựa chọn Gạc rơ lưỡi Dr Papie cho bé

 Cần chọn loại gạc rơ lưỡi mềm mại, phù hợp khi rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý

Không chứa các sợi bông: Gạc không chứa sợi bông vì dễ vướng lại trong khoang miệng hoặc bay lơ lửng trong không gian khiến trẻ hít phải. Dẫn đến kích ứng đường hô hấp, ưu tiên chọn gạc được làm bằng sợi Polyester mềm mại, không mục củn, không có sợi bông do sợi Cotton. Các mẹ có thể tham khảo sản phẩm gạc răng miệng cho bé Dr.papie.

Bước 2: Đeo gạc và chuẩn bị rơ lưỡi cho bé

Mẹ cần rửa tay bằng cồn y tế hoặc xà phòng để loại bỏ vi khuẩn bám trên tay, tiếp theo đeo gạc và chuẩn bị tư thế của trẻ theo hướng dẫn:

  • Đeo gạc vào ngón trỏ của mẹ: Sau đó chấm vào dung dịch nước muối sinh lý 0.9%
  • Cố định trẻ: Cho trẻ ngã đầu vào tay còn lại, giữ trẻ cố định, phần đầu cao hơn thân để hạn chế tình trạng nôn trở (không nên để trẻ nằm khi rơ lưỡi). 

Lưu ý: Khi rửa tay, ưu tiên dùng cồn y tế vì cồn có thể bay hơi, không dính hóa chất như xà phòng. Nếu sử dụng xà phòng mẹ, cần rửa kỹ trước vòi nước chảy ít nhất 30 giây.

Bước 3: Đánh tưa lưỡi bằng nước muối sinh lý

Mẹ đặt nhẹ ngón tay lên môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng. Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý cần thực hiện theo thứ tự như sau:

  • Rơ nướu: Rơ theo chuyển động hình tròn, mát xa nhẹ nhàng ở hai bên nướu để loại bỏ vi khuẩn.
  • Rơ xung quanh miệng: Rơ ở 2 bên má và vòm họng.
  • Rơ lưỡi: Rơ sau cùng, vuốt theo 1 hướng từ trong ra ngoài.

Lưu ý: Mỗi gạc chỉ dùng một lần, không được tái sử dụng. Trong quá trình rơ lưỡi, trẻ có thể vùng vẫy, quấy khóc, mẹ nên dỗ dành liên tục, thu hút sự chú ý bằng hình ảnh và âm thanh để bé hợp tác hơn.

Đánh tưa lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý

Đánh tưa lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý

Tần suất rơ lưỡi cho bé như thế nào?

Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý là việc làm giúp bảo vệ răng miệng tối ưu. Tuy vậy, tùy vào các trường hợp cụ thể, mẹ nên lựa chọn cách rơ lưỡi phù hợp với những lần áp dụng khác nhau. Cụ thể:

Bé bú mẹ hoàn toàn

Trường hợp bé bú mẹ hoàn toàn hoặc qua bình sữa, mẹ không cần rơ lưỡi hằng ngày. Vì khi bú, lưỡi của bé bị cọ vào núm ti nên ít khi bị đọng cặn sữa. Vì thế, với bé bú mẹ thì có thể rơ lưỡi bé từ 2 - 3 ngày một lần.

Trẻ bú mẹ và sữa ngoài

Với những bé còn bú sữa mẹ có kết hợp bú sữa công thức thì mẹ nên rơ lưỡi mỗi ngày một lần cho trẻ. Bên cạnh đó, sau khi trẻ bú xong, nên cho trẻ uống từ 1 - 2 thìa nước ấm để tráng miệng sạch sẽ cho bé.

Trẻ bú ngoài hoàn toàn

Trẻ uống sữa công thức nên được rơ lưỡi nhiều hơn so với trẻ bú sữa mẹ vì lưỡi dễ bị đóng cặn dẫn đến đen lưỡi và tưa lưỡi. Trẻ uống sữa công thức mà không được rơ lưỡi thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng viêm họng, viêm lưỡi hoặc lười bú. Để tránh tình trạng này, sau mỗi cữ bú, các mẹ cần cho trẻ tráng miệng bằng 1 - 2 thìa nước ấm và rơ lưỡi khoảng 2 lần/ngày.

Súc miệng bằng nước để tránh tình trạng đóng cặn

Súc miệng bằng nước để tránh tình trạng đóng cặn

Lưu ý khi rơ lưỡi cho bé với nước muối sinh lý

Để việc rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý an toàn và hiệu quả, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Rơ lưỡi nhẹ nhàng, tránh bạo lực hoặc chà xát trong khoang miệng bé vì có thể trầy xước.
  • Sử dụng nước muối sinh lý 100% như Nacl 0.9%, an toàn cho trẻ sơ sinh ngay từ 0 ngày tuổi.
  • Tránh đưa ngón tay vào cuống lưỡi vì có thể khiến trẻ nôn trớ.
  • Tránh rơ lưỡi cho bé khi mới thức dậy, vì lúc này bụng bé trống rỗng, dễ bị nôn khan.
  • Sử dụng gạc tiệt trùng, tránh dùng gạc xơ cứng.
  • Mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà bông trước khi tiến hành rơ lưỡi cho bé.

Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích để thực hiện vệ sinh khoang miệng cho bé hiệu quả và an toàn.

Cẩm Thơ

Nguồn tham Khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin