Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
“Nấm miệng và tưa lưỡi là gì và chúng có khác nhau không?”. Đây là câu hỏi mà chắc hẳn nhiều người thắc mắc và hay bị nhầm lẫn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Nấm miệng, tưa lưỡi là những tình trạng gây khó chịu cho người mắc phải vì làm tổn thương các vùng trong khoang miệng. Vậy nấm miệng và tưa lưỡi có gì giống và khác?
Nấm miệng là tình trạng vùng niêm mạc bao phủ bên trong khoang miệng bị nhiễm nấm do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans. Đây vốn là một loại nấm thường trú trong khoang miệng của mọi người. Chúng có mặt với một lượng nhỏ và không có gây hại cho chúng ta khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động bình thường.
Nấm miệng, tưa lưỡi do nấm Candida albicans gây ra sẽ làm xuất hiện những mảng màu trắng đục bám trên niêm mạc lưỡi, mặt trong má, vòm miệng và ở vòm họng của bạn. Nấm miệng và tưa lưỡi đều có thể xảy ra ở người lớn, trẻ em và cả trẻ sơ sinh.
Nấm miệng và tưa lưỡi thực chất là cùng một tình trạng niêm mạc miệng. Do cách gọi dân gian nên xuất hiện các tên gọi khác nhau. Nấm miệng theo dân gian còn được gọi là tưa miệng, tưa lưỡi hay đẹn trăng.
Ở giai đoạn đầu của nấm miệng, bạn sẽ chưa cảm nhận rõ các dấu hiệu. Những khi tình trạng nhiễm nấm bắt đầu phát triển nặng hơn thì sẽ xuất hiện những triệu chứng cụ thể. Vì người lớn và trẻ em có thể trạng khác nhau nên các triệu chứng xảy ra ở hai đối tượng này cũng có những sự khác nhau:
Nấm miệng hay tưa lưỡi còn có khả năng truyền từ trẻ nhỏ sang cho người mẹ khi bú bằng cách di chuyển và lây nhiễm qua lại giữa bầu ngực của mẹ và miệng của bé. Biểu hiện ngực bị nhiễm nấm ở người phụ nữ được thể hiện qua những yếu tố sau:
Nấm Candida albicans phát triển mạnh và trở thành bệnh thông thường là do hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu. Một số những nguyên nhân và yếu tố khiến bạn bị nấm miệng và tưa lưỡi như:
Để điều trị nấm miệng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc uống và bôi tùy theo loại đối tượng.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cách điều trị nấm miệng thường sẽ sử dụng dung dịch Nystatin hoặc kem Miconazole. Đây là loại dung dịch có tác dụng kháng nấm, sử dụng bằng cách rơ lưỡi và bôi lên các mảng trắng cho bé khoảng 4 lần/ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần trở lên cho đến khi các mảng bám biến mất.
Bên cạnh đó, người lớn có những loại thuốc khác nhau giúp điều trị tưa lưỡi như: Thuốc chống nấm fluconazole, viên ngậm chống nấm clotrimazole, nước súc miệng chống nấm, thuốc uống chống nấm itraconazole (đây là thuốc chỉ định cho những người nhiễm HIV hoặc không thể đáp ứng với những phương pháp điều trị khác) hay thuốc điều trị nấm nghiêm trọng amphotericin B,...
Ngoài các phương pháp trên, bạn cũng có thể khắc phục nấm miệng bằng các phương pháp tại nhà như:
Để phòng ngừa bị nấm miệng, bạn có thể thực hiện một số cách tại nhà như sau:
Trên đây là những thông tin và các vấn đề liên quan đến bệnh nấm miệng. Hy vọng bài viết đã giúp mọi người có câu trả lời cho câu hỏi: “Nấm miệng và tưa lưỡi có khác nhau không?”. Theo dõi nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm những thông tin sức khỏe đầy bổ ích.
Tuyết Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.