Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Ngày 18/11/2022
Kích thước chữ

Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế được xem là một hội chứng khó đoán trong số các hội chứng bệnh liên quan đến rối loạn tâm lý. Vậy chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không? Trên thực tế, hầu hết các bệnh liên quan đến rối loạn tâm thần nhất là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đều nguy hiểm và rất khó để chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu được can thiệp sớm thì hoàn toàn có thể giảm mức độ nguy hiểm giúp người bệnh có một cuộc sống tốt hơn. 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế nguy hiểm không?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay còn gọi Obsessive Compulsive Disorder (OCD) theo Hội Tâm thần học Mỹ (APA) định nghĩa. Người bệnh thường có những dấu hiệu bị ám ảnh bởi suy nghĩ và dẫn tới hành động một số hành vi cưỡng chế lặp đi lặp lại mà không thể kiểm soát được. Ví dụ như: Họ liên tục dọn dẹp hoặc sắp xếp đồ đạc theo một trình tự nhất định, rửa tay, tắm rửa liên tục…

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? 1Người bệnh có hành vi cưỡng chế lặp đi lặp lại mà không thể kiểm soát

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là hội chứng nguy hiểm, nó không chỉ là nỗi ám ảnh xâm nhập vào suy nghĩ bao gồm cả những hình ảnh và ham muốn tình dục dẫn đến nguy hại về mặt đạo đức. Người bệnh có thể rơi vào tình trạng rối loạn lo âu với vô vàn các suy nghĩ tiêu cực. Dưới đây là năm dấu hiệu mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể gây ra hậu quả chết người.

Vấn đề mối quan hệ

Nếu bạn mắc đồng thời rối loạn ám ảnh cưỡng chế và lo âu xã hội cũng có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến mối quan hệ cá nhân của người bệnh.

Họ sẽ xuất hiện những suy nghĩ nghi ngờ đối phương. Từ đó ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống của cả hai gây tổn hại cho mối quan hệ.

Rối loạn tích trữ

Đây là một trong số những tình trạng có liên quan chặt chẽ với rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Người bệnh có thể không có khả năng hoặc khó khăn trong việc vứt bỏ tài sản cá nhân. Đặc trưng của chứng rối loạn này là lo lắng đến sự chiếm hữu. Họ không thể vứt bỏ tài sản hoặc có thể xấu hổ vì chúng. Nếu tình trạng này diễn ra hàng ngày, nó có thể gây nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Mặc cảm về ngoại hình

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không? Theo giới chuyên gia nhận định, Đặc trưng của chứng mặc cảm ngoại hình là có suy nghĩ dai dẳng cơ thể không hoàn hảo hoặc xấu xí. Đối với những điều tiêu cực này, nó giống với việc gây ra nỗi đau nghiêm trọng về cảm xúc và các vấn đề trong hoạt động hàng ngày. Rối loạn này thường là một số hành vi được lặp đi lặp lại bao gồm cả việc chải chuốt hay tập thể dục quá mức.

Trầm cảm

Họ có thể bị mắc kẹt trong một số hành vi có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và từ đó dẫn đến trầm cảm

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? 2 Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể dẫn đến trầm cảm

Nguy cơ tự tử

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không? Trên thực tế, người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể xuất hiện những suy nghĩ tự tử. Họ nghĩ rằng cái chết có thể là cách duy nhất cứu rỗi họ, đó là lối thoát giúp họ thoát khỏi cơn đau khổ.

Suy nghĩ tự tử có xu hướng tăng lên theo mức độ của bệnh. Nếu người mắc bệnh càng nghiêm trọng, không điều trị thì họ sẽ suy nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn.

Khi mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác liên quan như trầm cảm hay rối loạn lo âu bởi bản thân họ không thể kiểm soát được những hành vi của bản thân dẫn đến họ trở nên sợ hãi, không tự tin vào bản thân, căng thẳng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh.

Cách điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế?

Đối với một số bệnh nhân họ có thể hoàn toàn hiểu được những nỗi sợ hãi mà họ đang phải trải qua và tìm cách để kiểm soát nó. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân nghĩ rằng niềm tin của họ là đúng vì thế họ từ chối điều trị dẫn đến việc tình trạng bệnh càng ngày càng trầm trọng.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào để hạn chế được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc dùng thuốc hay phẫu thuật cũng không thể chữa khỏi được chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Do vậy, can thiệp điều trị tâm lý sớm có thể làm giảm được triệu chứng của bệnh, giúp kiểm soát được hành vi không phù hợp đem lại cuộc sống tốt hơn cho người bệnh chứ không thể loại bỏ hoàn toàn được bệnh.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế:

Điều trị tâm lý trị liệu

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào? 3Điều trị tâm lý trị liệu là một cách điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Theo các chuyên gia, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng giống như những bệnh lý liên quan đến tâm thần khác được hình thành do tư duy tiêu cực, sai lệch hoặc trải quan một ảnh hưởng tâm lý trong thời gian dài. Chính vì thế, điều trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu sẽ giúp thay đổi thói quen suy nghĩ tiêu cực của bệnh nhân đem lại hiệu quả trong quá trình điều trị.

Kiểm soát bằng các hành vi tích cực

Đối với những bệnh nhân mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, có thể áp dụng một số thói quen sinh hoạt và điều trị lành mạnh sau:

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục không chỉ tạo ra nguồn năng lượng tích cực mà còn có thể thay đổi suy nghĩ ám ảnh. Nhờ vậy, có thể kiểm soát tốt hơn chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Mặc dù thuốc điều trị sẽ gây ra không ít tác dụng phụ nhất định. Nhưng nếu trao đổi kỹ với bác sĩ thì vấn đề này có thể kiểm soát. Lưu ý, bạn không nên ngừng thuốc quá sớm để tránh chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế quay trở lại.

Điều trị bằng thuốc

Khi điều trị bằng phương pháp này, bác sĩ sẽ kê đơn có kèm một số loại thuốc tâm thần để kiểm soát được tinh thần của người bệnh.

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc an thần và chống trầm cảm như: Paroxetine, Sertraline, Clomipramine, Fluvoxamine...

Như vậy, việc điều trị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế cần có thời gian và quan trọng nhất là người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, suy nghĩ tích cực. Để phòng bệnh, người bệnh cần có lối sống lành mạnh và phát triển toàn diện từ thể chế lẫn tinh thần.

 Lại Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin